Ấn Độ dẫn đầu trong danh sách những nước xảy ra nhiều vụ xâm hại tình dục và cưỡng hiếp nhất thế giới.
Mới đây nhất, vụ việc nữ diễn viên Bhavana bị tài xế cũ và 6 người khác bắt cóc và thay nhau xâm hại trong suốt 2 tiếng đồng hồ đã dấy lên làn sóng phản đối kịch liệt trong dư luận. Dù sau này nữ diễn viên đã lên tiếng phủ nhận nhưng vụ việc vẫn khiến công chúng nước này tranh cãi.
Người dân Ấn Độ hơn lúc nào hết muốn gành lại công lý và mong chính quyền ngăn chặn hơn nữa loại tội phạm nguy hiểm này. Các bộ phim Ấn Độ phản ảnh chủ đề thời sự này từ đó ra đời và không ít trong số đó trở nên vô cùng nổi tiếng, thậm chí trở thành cơn "chấn động" ở nước này và trên thế giới.
22 Female Kottayam (2012)
Bộ phim thể loại kinh dị của đạo Aashiq Abu kể về công việc khó nhọc của nữ y tá 22 tuổi Tessa (Rima Kallingal thủ vai) đến từ Kottayam. Tessa muốn du lịch tới Canada để theo đuổi công việc điều dưỡng, tình cờ cô gặp và đã yêu Cyril, một tư vấn viên về du lịch.
Nữ diễn viên Rima Kallingal thành công với vai diễn Tessa trong phim
Một ngày, Cyril và Tessa gặp sự cố ở quán rượu và bị một nhóm thanh niên truy sát. Họ tìm tới sự giúp đỡ của ông chủ là Hegde. Nhưng oái oăm thay, chính Hegde lại là người “ra giá” và yêu cầu được quan hệ với Tessa. Cô này đã bị hãm hiếp và từ đó nuôi ý định trả thù kẻ đã có hành vi thú tính với mình.
Sau này, Tessa lại thêm sốc khi biết rằng chính người yêu Cyrill là một tay ma cô, chuyên lừa đảo các cô nàng cả tin để rồi đưa họ ra như một món hàng thân xác. Tessa tìm tới sự giúp đỡ của một người bạn đã đầu dộc cũng như giết Cyrill và Hegde theo những cách thức đúng chất kinh dị của bộ phim.
Trailer bộ phim kinh dị về đề tài hiếp dâm 22 Female Kottayam:
Phim mang về cho Rima Kallingel giải thưởng Nhà nước Kerala cho Nữ diễn viên xuất sắc nhất. Chính đạo diễn Aashiq Abu cho biết, ekip đã rất khó khăn khi phải quay những cảnh bạo lực, tra tấn tình dục ghê rợn. Bộ phim sau này nhận được đánh giá cao của giới chuyên môn, là luồng gió mới khi phản ánh vấn đề nhạy cảm này của xã hội Ấn Độ.
Jaago (2004)
Bộ phim kinh dị Jaago của đạo diễn Mehul Kumar dựa trên một vụ án có thật xảy ra vào tháng 8/2002 khi một bé gái Ấn Độ 10 tuổi bị cưỡng bức trên một chuyến tàu. Cốt truyện tập trung vào vũ cưỡng dâm và cái chết của bé gái tội nghiệp, cũng như cuộc chiến tìm lại công lý cho nạn nhân của một thanh tra cảnh sát đơn độc nhưng vô cùng kiên quyết.
Jaago kể về vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em nơi công cộng tại Ấn Độ
Bộ phim gây ấn tượng hơn khi mẹ của bé gái tìm cách tự bắt những kẻ thủ ác. Cô cố tình ăn mặc thật khiêu khích và lên đúng con tàu nơi xảy ra án mạng. Đúng như dự đoán, cô bị 3 người đàn ông tìm cách hãm hiếp. Thủ sẵn con dao trong người và trong nỗi uất hận sau cái chết của con gái, cô đã đâm chết một tên trong nhóm 3 kẻ thủ ác.
Bà mẹ đau đớn hơn cả khi bị xử tội giết người. Vị thanh tra cảnh sát đã cố gắng chứng minh hành vi của người mẹ kia là có nguyên do nhưng không được tòa án chấp nhận. Sau đó, người này đã tìm cách tự thực thi công lý bằng cách giết những tên tội phạm còn lại.
Bộ phim đã khiến Ấn Độ bị sốc lúc bấy giờ bởi cái kết quá bi kịch và đau đớn của người mẹ, người phụ nữ mất đứa con gái yêu thương bởi những tên biến thái.
I Am (2010)
Bộ phim được đánh giá là vô cùng ấn tượng khi khắc họa rõ nét cuộc chiến chống tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em tại Ấn Độ. Dựa trên câu chuyện có thật của nhà thiết kế thời trang Ganesh Nallari và nhà hoạt động về quyền bình đẳng Harish Iyer trước những sang chấn tâm lý của những đứa trẻ đã từng bị lạm dụng tình dục.
"I Am" nói tới sự thật rằng lạm dụng tình dục trẻ em ở Ấn Độ thường được thực hiện bởi chính những người thân trong gia đình
Một đứa trẻ đã bị lạm dụng tình dục bởi chính người cha dượng của mình. Quá sốc và ám ảnh, 11 năm sau đứa trẻ vẫn tìm cách trốn chạy khỏi gia đình và phải giả mạo trong danh tính người khác.
Bộ phim thể hiện sức mạnh của việc nói “Không” khi các nạn nhân đối mặt với nguy cơ bị lạm dụng. Bên cạnh đó, I Am còn lột trần thực tế phũ phàng rằng việc lạm dụng tình dục lại diễn ra do chính các thành viên trong gia đình hoặc người quen.
Ngay sau khi phim ra mắt, khán giả nước này đã ủng hộ và hy vọng có biện pháp ngăn chặn những vụ việc đau lòng trên.
Lakshmi (2014)
Lakshmi là một bộ phim phản ánh thực tế khắc nghiệt của nạn buôn người và mại dâm trẻ em tại những vùng nông thôn của Ấn Độ. Tuy nhiên, chính đề tài quá nhạy cảm và nóng hổi của mình đã khiến Lakshmi bị trì hoãn việc ra mắt do phải kiểm duyệt.
Lakshmi là tên của một cô gái 14 tuổi, bị bắt cóc và bán vào nhà thổ. Bị đẩy vào khủng hoảng và thế giới xung quanh quá sức vô nhân đạo, nơi cô bị hãm hiếp và đánh đập tàn nhẫn, nhưng Lakshmi và những cô gái khác chung một ý chí rằng, không bao giờ được bỏ cuộc.
Lakshmi phản ánh cuộc chiến của những nạn nhân của nạn buôn bán và mua dâm trẻ em
Sau đó, Lakshmi được cứu thoát trong một cuộc đột kích của cảnh sát. Nhưng ngay cả việc đứng lên để làm chứng chống tại những kẻ buôn người của cô cũng gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm khi bị nhiều kẻ ép buộc, mời gọi bằng tiền bạc và thậm chí bị đe dọa giết. Nhưng cuối cùng, Lakshmi cho thấy sự can đảm khi đứng lên và buộc những kẻ ác phải đền tội.
Ra mắt năm 2014, bộ phim được chọn để công chiếu tại nhiều liên hoan phim khác nhau. Tại Liên hoan phim quốc tế Palm Spring 2014, bộ phim giành được giải thưởng Bộ phim xuất sắc nhất do khán giả bình chọn.
Komal (2013)
Ra mắt vào năm 2013, thời điểm cuộc chiến chống lại vấn nạn xâm hại tình dục đang diễn ra nảy lửa trong lòng đất nước Ấn Độ, Komal ngay lập tức thu hút sự chú ý khi trở thành bộ phim hoạt hình đầu tiên của Ấn Độ lấy nạn ấu dâm thành chủ đề chính.
Bộ phim hoạt hình ngắn được làm theo phong cách dễ hiểu, nhằm hướng tới việc giáo dục ngay cả những đứa trẻ về mối nguy hiểm khi phải đối mặt với những kẻ thủ ác ở bất cứ đâu.
Komal là một bé gái 7 tuổi, sống trong một gia đình hạnh phúc và sống hồn nhiên, vui vẻ. Tuy nhiên, Komal lại trở thành nạn nhân của một vụ ấu dâm do kẻ phạm tội chính là bạn của bố.
Phim hoạt hình ngắn Komal:
Vui lòng nhập nội dung bình luận.