Phong tục lì xì ở các nước Châu Á ăn Tết Nguyên đán có gì khác nhau?

Chủ nhật, ngày 22/01/2023 05:15 AM (GMT+7)
Tặng bao lì xì trong ngày Tết là một nét văn hóa, thể hiện lời chúc phúc cho nhau trong năm mới. Mỗi quốc gia ở Châu Á lại có cách thức thực hiện phong tục lì xì khác nhau.
Bình luận 0

Tết Nguyên đán là dịp để mọi người trong gia đình quây quần bên nhau. Trong đó, tục lì xì là một phong tục không thể thiếu tại nhiều quốc gia Châu Á và Việt Nam. Người lớn sẽ cho tiền vào những chiếc phong bao rực rỡ để mừng tuổi cho trẻ em. 

Tặng bao lì xì là một cử chỉ thiện chí, thể hiện sự thịnh vượng cho năm mới. Nhưng đó cũng là cơ hội để mọi người bày tỏ lòng biết ơn đối với những người khác và gửi những lời chúc tốt đẹp cho năm tới. Joey Ng nói rằng, những người lớn tuổi nhất trong gia đình thường thay phiên nhau chúc mừng và cầu mong cho một năm mới hạnh phúc, cho sức khỏe và sự an toàn, cho những điều ước trở thành sự thật trước khi phong bì màu đỏ được trao cho con cháu. Mỗi quốc gia tại Châu Á lại có cách thức thực hiện phong tục lì xì khác nhau.

Phong tục lì xì ở các nước Châu Á ăn Tết Nguyên đán có gì khác nhau? - Ảnh 1.

Tục lì xì có ở nhiều nước Châu Á. (Ảnh: IT).

Việt Nam

Phong tục lì xì ở các nước Châu Á ăn Tết Nguyên đán có gì khác nhau? - Ảnh 2.

Tại Việt Nam, lì xì còn được gọi là mừng tuổi. (Ảnh: IT).

Tại Việt Nam, tục lì xì không gắn với những câu chuyện cụ thể, tuy nhiên cũng có những "yêu cầu" đơn giản như tiền trong phong bao luôn là tiền lẻ nhằm ngụ ý tiền này sẽ “sinh sôi nảy nở” ngày càng nhiều hơn. Tại Việt Nam, bao lì xì gắn liền với những lời chúc cho một năm mới an lành, ấm áp và gặp nhiều may mắn.

Thông thường, người lớn tuổi hơn sẽ lì xì cho trẻ em vào ngày Tết và trẻ cũng vui vẻ, tươi cười để xua đuổi điều xấu. Giờ đây, phong tục lì xì ở Việt Nam còn mở rộng theo hướng con cái lì xì mừng tuổi cho ông bà, cha mẹ.

Trung Quốc

Theo Priscilla Cheng, giám đốc điều hành của tổ chức phi lợi nhuận Meals for Unity của thành phố New York, tại Trung Quốc, phong tục tặng bao lì xì bắt nguồn từ một câu chuyện cổ về một con quỷ tên là Sui, đó là kẻ thường xuyên xuất hiện vào ban đêm để khiến trẻ em khiếp sợ khi chúng đang ngủ.

Vào đêm trước Tết Nguyên đán, một đứa trẻ sẽ được cho tám đồng xu để chơi vào ban đêm (số tám là điềm lành trong một số truyền thống châu Á). "Đứa trẻ sẽ bọc những đồng xu trong giấy đỏ, cứ gói vào rồi mở ra, lặp đi lặp lại cho đến khi quá mệt để tiếp tục và ngủ thiếp đi. Tám đồng xu bọc trong giấy đỏ được đặt dưới gối của đứa bé đó. Khi Sui cố chạm vào đầu đứa trẻ, tám đồng xu phát ra ánh sáng mạnh và khiến con quỷ sợ hãi bỏ chạy. Khi đó, tám đồng xu hóa ra là tám nàng tiên", Cheng kể lại.

Phong tục lì xì ở các nước Châu Á ăn Tết Nguyên đán có gì khác nhau? - Ảnh 3.

Trung Quốc lì xì để xua đuổi tà ma. (Ảnh: IT).

Vì thế, tặng bao lì xì đỏ đã trở thành một truyền thống trong dịp Tết Nguyên đán để giữ an toàn cho trẻ em và mang lại may mắn. Trong khi phong tục khác nhau giữa các quốc gia và nền văn hóa châu Á, Cheng sống tịa Mỹ nhưng vẫn lớn lên với phong tục lì xì phong bao màu đỏ để ăn mừng Tết Nguyên đán. Cô thường mặc đồ đỏ đi ngủ để tăng thêm may mắn trong năm mới và ăn mì, tangyuan (một món tráng miệng làm từ cơm nắm), bánh bao và các món khác.

Ở Trung Quốc, lì xì được gọi là "hongbao", chúng là những phong bao màu đỏ chứa quà tiền mặt cho bạn bè, gia đình và những người thân yêu trong dịp Tết Nguyên đán. "Vì truyền thống bắt nguồn từ văn hóa dân gian, sức mạnh của phong bao lì xì nằm ở chính tờ giấy đỏ chứ không phải món quà tiền mặt bên trong", Joey Ng, Giám đốc Tiếp thị của Yami, có trụ sở tại Los Angeles cho hay.

Kristie Hang, người dẫn chương trình truyền hình, nhà báo và chuyên gia về ẩm thực và văn hóa Trung Quốc, cũng đồng tình với quan điểm trên. Kristie Hang cho biết bản thân màu đỏ đã tượng trưng cho hạnh phúc, may mắn và xua đuổi vận đen, tất cả đều lý tưởng để dọn dẹp những điều chưa may mắn, đón chờ một năm mới thịnh vượng hơn. "Có người coi chúng như bùa may mắn, cả năm không mở ra. Ngoài ra, khi nhận lì xì, người Trung Quốc có thói quen không nhận bằng một tay và không mở ra ngay trước mặt người tặng", cô nói.

Nhật Bản

Phong tục lì xì ở các nước Châu Á ăn Tết Nguyên đán có gì khác nhau? - Ảnh 4.

Nhật Bản thường ghi tên người nhận lên bao lì xì. (Ảnh: IT).

Đối với một số nước Châu Á khác như Nhật Bản, lì xì hay còn gọi là "Otoshidama" được coi như một lời chúc cho năm mới. Phong bao lì xì thường được dán kín và ghi tên của người nhận lên trên để thể hiện sự tôn trọng. Số tiền lì xì sẽ tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ em cũng như mối quan hệ trong gia đình. Ngoài ra, bao lì xì thường có màu trắng chủ đạo (thay vì màu đỏ như các nước khác) bởi họ ưa chuộng sự đơn giản. 

Theo thống kê, mỗi trẻ em Nhật Bản chỉ nhận lì xì từ 5 tới 6 người khác nhau, bởi tiền lì xì chỉ được nhận từ những người thực sự thân thiết. Trẻ em sẽ không được phép mở phong bao lì xì trước mặt người tặng, ngoài ra, trẻ sơ sinh thường được lì xì bằng đồ chơi thay vì tiền mặt.

Hàn Quốc

Phong tục lì xì ở các nước Châu Á ăn Tết Nguyên đán có gì khác nhau? - Ảnh 5.

Người Hàn Quốc lì bằng nhiều hiện vật giá trị. (Ảnh: IT).

Tết Nguyên đán là một trong những ngày lễ quan trọng nhất ở Hàn Quốc. Các công ty cho nhân viên nghỉ làm gần như cả tuần, nhiều người về quê thăm gia đình và cùng nhau ăn mừng đầu năm. 

Trong khi năm mới là một dịp vui vẻ, yên bình, thì tục lì xì hay còn gọi là "Sabae" năm mới tại Hàn Quốc lại gây ra căng thẳng cho không ít người tại nước này. 

Một phần của truyền thống đón năm mới là cúi chào người lớn tuổi và nhận tiền mừng năm mới hay còn gọi là "lì xì". Số tiền này được cha mẹ cho con nhỏ và họ hàng, từ con lớn cho cha mẹ và họ hàng, từ ông bà cho các cháu của họ. Đó là một chu kỳ cho và nhận nhằm thúc đẩy sự lan tỏa may mắn trong suốt năm mới, nhưng đã trở thành gánh nặng kinh tế. Nguồn gốc gây căng thẳng đó là mọi người lo lắng về việc có đủ khả năng chi trả cho đại gia đình của họ.

Tại Hàn Quốc, lì xì cũng đa dạng hơn các quốc gia khác, không chỉ là tiền mà có khi còn là túi quà xinh xắn, vàng, ngọc, đá quý,… Bên cạnh đó, người lớn còn chuẩn bị thêm món ăn vặt ngon và nước ngọt để đãi các bé khi đến chơi nhà. Còn người lớn thì sẽ trao nhau những món quà đặc trưng Hàn Quốc như các loại sâm quý hiếm.

Hầu hết những người đi làm đều lì xì khoảng 200.000 won cho năm mới. Cổng thông tin việc làm Job Korea gần đây đã tiến hành một cuộc khảo sát đối với 728 lao động nam và nữ về số tiền lì xì năm mới và số tiền trung bình mà họ dự định cho tiền lì xì năm mới là 201.456 won. 

Malaysia

Phong tục lì xì ở các nước Châu Á ăn Tết Nguyên đán có gì khác nhau? - Ảnh 6.

Malaysia sử dụng phong bao màu xanh lá cây. (Ảnh: IT).

Người Malaysia theo đạo Hồi (thường sống ở Malaysia, Brunei, Indonesia và Singapore) cũng có tục lì xì mừng tuổi cho người già và trẻ em trong ngày lễ tết Eid al - Fitr (Tết Hiến sinh của người đạo hồi thường diễn ra vào ngày 11/8 hàng năm).

Vào dịp này, họ sẽ chuẩn bị các phong bao màu xanh lá cây – màu truyền thống gắn liền với tín ngưỡng của các nước Hồi giáo để tặng cho bất kỳ người khách nào đến chúc mừng đấy.

Singapore

Phong tục lì xì ở các nước Châu Á ăn Tết Nguyên đán có gì khác nhau? - Ảnh 7.

Người hoa ở Singapore lì xì bằng nhiều thứ khác nhau. (Ảnh: IT).

Ở Singapore, nhất là người Hoa sống tại đây thường rất coi trọng ngày Tết Nguyên đán. Vì thế, họ cũng chú trọng việc tặng lì xì cho ông bà, cha mẹ, con cháu hoặc người thân trong nhà.

Phong bao thường sẽ có màu đỏ rực rỡ đựng những đồng tiền mới có mệnh giá từ 2 đến 20 đô Singapore nhằm tượng trưng may mắn trong ngày năm mới. Ngoài tiền mặt, người dân ở đây còn lì xì bằng ngân phiếu, ngân lượng, voucher, vé xe tháng,... hoặc dùng bữa ăn sum họp đủ đầy mọi thành viên trong gia đình.

Đinh Đang ((t/h))
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem