Phú Thọ: Nông dân giỏi tiết lộ bí quyết bón phân Lâm Thao cho thanh long ruột đỏ, sắn tốt bời bời

Hoa Mua-Nguyễn Thêm Thứ tư, ngày 15/09/2021 16:35 PM (GMT+7)
Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật và sử dụng phân bón Lâm Thao theo quy trình “4 đúng”, nông dân trồng thanh long ruột đỏ, trồng sắn ở xã Thanh Đình, TP.Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đã có thu nhập khấm khá.
Bình luận 0

Kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ

Lão nông Lê Đình Đài là một trong những người tiên phong trong xã Thanh Đình trồng thanh long ruột đỏ. Ông Đài nói, mảnh vườn của ông không lớn, trước ông trồng một số cây ăn quả nhưng theo kiểu tạp nên không thu được mấy tiền.

Tình cờ xem tivi giới thiệu mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ trên đất vườn hiệu quả, ông quyết định đầu tư san gạt mặt bằng, đào hố, làm hệ thống cột bêtông trồng loại cây này. Từ 20 gốc thanh long ruột đỏ trồng thử nghiệm, đến nay, ông Đài đã có gần 60 gốc thanh long ruột đỏ. Sau hơn 2 năm triển khai mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ của gia đình ông đã bắt đầu cho thu hoạch. Một năm thanh long cho thu hoạch 5 lứa quả. Với giá bán dao động từ 20.000 - 25.000 đồng/kg, mỗi năm sau khi trừ chi phí, gia đình thu nhập trên 20 triệu đồng.

Phú Thọ: Nông dân giỏi tiết lộ bí quyết bón phân Lâm Thao cho thanh long ruột đỏ, sắn tốt bời bời - Ảnh 1.

Lão nông Lê Đình Đài là một trong những người tiên phong trong xã Thanh Đình trồng thanh long ruột đỏ.

Ông Đài chia sẻ: Để trồng thanh long đạt năng suất và chất lượng như vậy, tất cả là nhờ vào khâu chăm sóc và bón phân. Gia đình ông chuẩn bị rất kỹ lưỡng từ khâu làm đất, chuẩn bị cây trụ bêtông, lựa chọn cây giống. Đồng thời áp dụng kỹ thuật bón phân NPK-S Lâm Thao "4 đúng".

Cụ thể, ông bón lót trước khi trồng với liều lượng phân chuồng 5 - 10kg/trụ; NPK-S*M1 5.10.3-8: 0,5 kg/trụ. Giai đoạn kiến thiết cơ bản: Năm thứ nhất: NPK-S 16.16.8: 0,1kg/trụ/lần và định kỳ bón 1 lần/tháng; năm thứ hai: NPK-S 16.16.8: 0,1kg/trụ/lần và định kỳ bón 1 lần/tháng. Giai đoạn kinh doanh bón phân NPK-S*M1 12.5.10-14.

Vùng trồng sắn cho năng suất cao

Ông Nguyễn Chí Hùng - Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Đình cho biết: Xác định được vai trò và tầm quan trọng của cây sắn trong việc đảm bảo lương thực cho người dân trên địa bàn, sau đó là hướng tới tiêu thụ ra bên ngoài, xã đã tích cực hỗ trợ nông dân. Hiện diện tích trồng sắn là 45ha, đạt 100% kế hoạch. Sắn là cây dễ trồng, ít vốn đầu tư, nhưng cho hiệu quả kinh tế cao. Tính riêng năm 2020, năng suất sắn trung bình đạt 189 tạ/ha.

Bón phân “4 đúng”  thanh long, sắn tốt bời bời - Ảnh 1.

Ông Bùi Phú Hưởng chăm sóc 5 sào sắn của gia đình. Ảnh: H.M

"Hàng năm, xã đã tổ chức các buổi tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc sắn cho bà con nông dân. Qua thực tế sản xuất cho thấy, nhiều hộ gia đình tại xã đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương".

Ông Nguyễn Chí Hùng -

Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Đình

Để mở rộng sản xuất đại trà tại địa phương, hàng năm, xã đã tổ chức các buổi tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc sắn cho bà con nông dân, trong đó chú trọng việc sử dụng phân bón Lâm Thao đúng quy trình.

Vụ này gia đình ông Bùi Phú Hưởng (xã Thanh Đình) trồng gần 5 sào sắn. Bên vườn cây sắn phát triển xanh tốt, ông phấn khởi chia sẻ: Gia đình tôi trồng sắn được trên 20 năm, mỗi năm 1 vụ, bắt đầu gieo trồng từ tháng 1 và cho thu hoạch vào tháng 10. Gia đình luôn tin tưởng sử dụng phân NPK-S Lâm Thao để bón cho tất cả các loại cây trồng, trong đó có sắn.

Kỹ sư Phạm Đức Thành - Phó Trưởng phòng Kinh doanh Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao khuyến cáo bà con nông dân sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao theo quy trình khép kín nhằm cung cấp cân đối, đầy đủ thành phần đa, trung, vi lượng để cây sắn sinh trưởng, phát triển tốt, cụ thể:

+ Bón lót sử dụng phân NPK-S*M1 5.10.3-8 Lâm Thao với lượng 13- 15kg/sào. Ở giai đoạn đầu cây sắn cần nhiều lân để hình thành và phát triển bộ rễ, tăng khả năng chống chịu thời tiết bất lợi như chống rét; trong giai đoạn này cây sắn cần đạm và kali ở mức độ vừa phải.

+ Bón thúc sử dụng phân NPK-S*M1 12.5.10-14 Lâm Thao với lượng 17 - 20kg/sào. Ở các giai đoạn sau cây sắn nói riêng và các cây trồng khác nói chung cần nhiều đạm để kích thích đẻ nhánh; phát triển thân, lá; phân cành làm tăng sinh khối. Nhu cầu lân của cây ở giai đoạn bón thúc thấp hơn, nên tỷ lệ phân lân thấp hơn so với đạm và kali. 


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem