Phục lăn lão nông U80 vẫn băng núi cao hái "lộc rừng" ở Lào Cai

Hải Yến Thứ năm, ngày 29/03/2018 19:00 PM (GMT+7)
Dù năm nay đã 75 tuổi nhưng lão nông Triệu Kim Phù, dân tộc Tày, ở thôn Bản Hành, xã Làng Giàng, huyện Văn Bàn (Lào Cai) vẫn ngày ngày cùng các con vượt núi lên rừng hái măng sặt (một loài măng thuộc họ tre, thân nhỏ bằng ngón tay người) để mưu sinh.
Bình luận 0

img

 Vào mùa măng sặt, ông Triệu Kim Phù (75 tuổi) và các thành viên trong gia đình lại vượt núi hái "lộc rừng".

Những ngày cuối tháng 3.2018, có dịp theo chân ông Phù lên rừng hái măng, chúng tôi không khỏi thán phục trước sự dẻo dai, nhanh nhẹn của lão nông này, dù năm nay đã hơn 75 tuổi song ông Phù vẫn leo núi, trèo đèo thoăn thoắt.

img

Chia sẻ về công việc của mình, ông Phù bảo: "Đi mãi thành quen, nhiều hôm không đi ở nhà thấy buồn chân, buồn tay lắm lại phải lên rừng mới khỏe, vui lên được".

Ông Phù không nhớ nổi mình đã leo núi, lên rừng bao nhiêu năm, chỉ nhớ từ khi lớn lên đến giờ vẫn bám núi, bám rừng để mưu sinh. 

Hàng năm, cứ vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 và tháng 4 Dương lịch, các thành viên trong gia đình ông nói riêng và người dân ở đây nói chung lại vượt núi vào rừng hái măng sặt, một thứ "lộc rừng", một đặc sản mà núi rừng ban tặng rất nổi tiếng ở Lào Cai.

img

img

Ông Phù vẫn vượt núi, băng rừng chỉ với đôi ủng bằng cao su.

img

Để hái được măng sặt, người dân ở đây phải vượt núi rất vả đến các bãi măng sặt nằm trên các đỉnh núi cao.

img

"Ở trong rừng sâu, chúng tôi thường xuyên phải đối diện với nhiều hiểm nguy… Vì vậy, trước khi lên rừng hái măng phải chuẩn bị quần áo bảo hộ, ủng cao, găng tay để phòng hộ", chị Vàng Thị Lả, con dâu của ông Phù đang hái măng ở bìa rừng chia sẻ.

img

 Các cây măng rừng sau khi  được hái về sẽ được mang ra chợ bán với giá khoảng 40.000 đồng/bó. Theo ông Phù, vào mùa măng trung bình mỗi ngày mỗi người có thu nhập trên dưới 300.000 đồng.

img

img

Ngoài việc mang ra chợ bán, các thành viên trong gia đình ông Phù giữ lại ít măng rừng để ăn và tiếp đãi khách từ phương xa đến chơi.

img

"Là thứ đặc sản đặc trưng của núi rừng Tây Bắc, măng sặt có thể được chế biến thành nhiều món ngon như luộc, xào, hầm xương... Nếu ai có cơ hội ăn loại măng này sẽ nhớ mãi không thể quên được" - ông Phù chia sẻ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem