Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Cua dừa trông khá là kì dị, vừa giống cua, vừa giống tôm hùm nhưng lại không sống dưới nước, trái lại còn leo thân cây dừa thoăn thoắt. Đáng gờm hơn, chúng còn hái được cả dừa, bắt chuột và chim một cách điêu luyện.
Đó chính là cua dừa - loài cua sống trên cạn, cũng là động vật chân đốt sống trên cạn lớn nhất thế giới. Thật khó tin nhưng với đôi càng của mình, nó có thể kẹp vỡ quả dừa. Sau đó, để ăn được dừa, chúng dùng càng xé toạc xơ dừa rồi đập đi đập lại cho đến lúc sọ dừa vỡ ra. Bên cạnh đó, chúng còn bắt chuột hoặc chim để làm thức ăn.
Mỗi cặp chân còn lại được trang bị các móng sắc nhọn, tạo thế gọng kìm giúp chúng dễ dàng leo trèo trên cây và di chuyển khi sống ở trên cạn hơn. Ngoài leo trèo và di chuyển, một số cặp chân của cua dừa còn có vai trò khác nhau, ví dụ như ở cua dừa cái, chúng sử dụng cặp chân cuối cùng có kích thước nhỏ như một bàn tay để chăm sóc trứng.
Tùy vào môi trường sống mà màu sắc của cua dừa trên các đảo có sự khác nhau, từ màu đỏ da cam đến tím xanh. Trong đó, chiếm hầu hết các vùng, màu xanh da trời thường là màu sắc chủ đạo.
Cua dừa trưởng thành đã từ bỏ đại dương và chọn cuộc sống thích nghi hoàn toàn trên cạn. Chúng không thể bơi, và sẽ bị chết đuối nếu chìm trong nước trong thời gian dài. Điều này là do phần mang của cua dừa trưởng thành bắt đầu thoái hóa dần, thay vào đó các cơ quan được gọi là "phổi branchiostegal" rất phát triển giúp chúng có thể hít thở trên cạn.
Cua dừa chủ yếu sinh sống tại các hòn đảo Thái Bình Dương. Người dân ở đây sử dụng cua dừa làm món ăn và cho rằng thịt cua ăn như tôm hùm, rất săn chắc và ngọt. Lớp mỡ dưới bụng cua cùng với trứng cua cái được xem là phần ngon nhất.
Hầu như toàn bộ lượng cua dừa trên thị trường Việt Nam đều là hàng nhập khẩu, trong đó chủ yếu nhất là từ Nhật Bản. Thời điểm thích hợp nhất để thưởng thức là từ tháng 5 - tháng 9, vì đây là mùa sinh sản, lượng cua tập trung nhiều.
Hiện nay, bạn có thể tìm mua cua dừa ở một số khu chợ hải sản lớn, nhưng chủ yếu là mua tại các trang online chuyên bán cá, hải sản uy tín.
Thông tin trên PLO, lô cua dừa có trọng lượng lớn lên đến 2kg/con vừa được một nhà hàng tại TP.HCM nhập về phục vụ thực khách với giá bán dự kiến khoảng 9 triệu – 14 triệu đồng/con.
Một nhà hàng ở quận 1, TP.HCM cho biết, đây là lần đầu tiên nhà hàng nhập được cua dừa sau thời gian dài tìm kiếm loại đặc sản này.
Theo đó lô con cua dừa này có trọng lượng từ 1,5 – 2 kg/con, chiều dài sải chân khoảng 40-50cm, với giá bán dự kiến từ 6 triệu – 7 triệu đồng/kg, tức mỗi con sẽ dao động từ 9 triệu- 14 triệu đồng.
"Mặc dù giá cao nhưng sau khi biết thông tin này, nhiều khách hàng phân khúc cao cấp của nhà hàng đã đặt mua để thưởng thức hải sản khá khá hiếm gặp ở thị trường Việt Nam.
Cua dừa cho thịt chắc, ngon lại làm được rất nhiều món như đút lò phô mai, sốt tiêu kiểu Singapore, nấu cháo… tôi tin rằng thực khách sẽ rất thích thú"- một quản lý nhà hàng này nói.
Theo ghi nhận, cua dừa có lớp vỏ đen, nâu sậm pha lẫn màu xanh, tím vàng. Đây là loại cua sống chủ yếu trên các hòn đảo thuộc Ấn Độ Dương và nhiều khu vực của Thái Bình Dương.
Một con cua dừa trưởng thành có thể nặng tới hơn 4kg và sải chân dài gần 1m, chính vì thế cua dừa rất giỏi leo trèo. Với các khớp chân khỏe, cặp càng rắn chắc chúng có thể leo tận ngọn dừa, xé được lớp vỏ để ăn phần cơm bên trong quả.
Ngoài ra, một số nhà khoa học còn ghi nhận cua dừa có thể săn bắt và ăn thịt một số loài động vật nhỏ như chuột hoặc chim. Cua dừa khi trưởng thành cũng sẽ từ bỏ đại dương và chọn cuộc sống thích nghi hoàn toàn trên cạn.
Tại Việt Nam, cua dừa được bán trong các nhà hàng hải sản với số lượng khiêm tốn, bởi nguồn cung nhập khẩu hạn chế và giá thành cao.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.