Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trước việc mời thầu rộng rãi để phát triển sâm Ngọc Linh cấy mô, nhưng Quảng Nam vẫn không tìm được "đối tác" nào cung ứng sâm giống, nên UBND tỉnh thống nhất cho tạm dừng triển khai mô hình trồng cây sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô trong năm 2022.
Ngày 8/11, ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã có công văn yêu cầu tạm dừng triển khai thực hiện mô hình trồng cây Sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam trong năm 2022.
Theo đó, xét đề nghị của Sở NNPTNT tại tờ trình số 252 về việc tạm dừng triển khai thực hiện mô hình trồng cây sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam trong năm 2022.
Căn cứ Quyết định 1424/QĐ-UBND ngày 26/5/2022 của UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt điều chỉnh phương án thực hiện mô hình trồng sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô trên địa bàn huyện Nam Trà My. Theo đó, Sở NN PTNT đã chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và BVTV triển khai thực hiện; qua đó, Chi cục Trồng trọt và BVTV đã hợp đồng với Công ty cổ phần tư vấn và thẩm định giá Quảng Nam để tổ chức đấu thầu qua mạng, gói thầu Mua cây giống Sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô, từ 1 năm tuổi trở lên để triển khai mô hình.
Đến nay, đã qua 3 lần đấu thầu nhưng vẫn không có một đơn vị nào tham gia, theo đó, lần 1 mời đăng kí dự thầu từ ngày 30/6/2022 đến ngày 15/7/2022; lần 2 từ ngày 15/7/2022 đến ngày 20/7/2022 và lần 3 mời đăng kí dự thầu từ ngày 8/9/2022 đến ngày 21/9/2022. Cả trong 3 lần mời thầu đều có thời gian gia hạn, tuy nhiên, qua 3 lần mở thầu nhưng vẫn không có đơn vị nào dự thầu.
"Đến nay, không có nguồn cây giống để triển khai mô hình và đã gần hết thời vụ trồng sâm Ngọc Linh trong năm 2022, Sở NNPTNT kính báo cáo và đề xuất UBND tỉnh cho tạm dừng việc triển khai mô hình trồng cây sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô trong năm 2022 và đề nghị tiếp tục triển khai thực hiện năm 2023...", Sở NNPTNT Quảng Nam nêu lý do.
Trước việc mời thầu rộng rãi để phát triển sâm Ngọc Linh cấy mô, nhưng Quảng Nam vẫn không tìm được "đối tác" nào cung ứng sâm giống, nên UBND tỉnh Quảng Nam thống nhất cho tạm dừng triển khai mô hình trồng cây sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô trong năm 2022.
Mới đây, tại Hội thảo nâng tầm sâm Ngọc Linh thành thương hiệu Quốc gia, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh về giá trị của cây sâm Ngọc Linh: "Sâm Ngọc Linh không phải để trong tủ kính mà phải được chế biến, sản xuất, giải quyết nhiều việc làm, giải quyết an sinh xã hội và đóng góp thực sự xây dựng thương hiệu quốc gia".
Đối với tỉnh Quảng Nam, ông Nguyễn Út - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Quảng Nam cho biết: Diện tích quy hoạch bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh của Quảng Nam là 15.576ha, hiện đã có trên 1.600ha với 20 doanh nghiệp, nhóm hộ và người dân đã thuê môi trường rừng trồng sâm Ngọc Linh. Có 2 cơ sở bảo tồn, nuôi giữ nguồn gen giống gốc sâm Ngọc Linh khoảng 15ha.
"Từ khi sâm Ngọc Linh được đầu tư phát triển sản xuất, thu nhập của người dân trong vùng được nâng lên một cách đáng kể, nhiều gia đình đã xây dựng được nhà cửa kiên cố, khang trang, sắm xe ô tô… nhiều nhà có tài sản lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng; góp phần xói đói, giảm nghèo ở địa phương một cách tích cực.
Đối với việc phát triển sâm Ngọc Linh đã góp phần thúc đẩy phát triển du lịch tại địa phương, thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm…", ông Út nhấn mạnh.
Cũng theo ông Nguyễn Út, từ việc phát triển sản xuất cây sâm Ngọc Linh, rừng được người dân tích cực bảo vệ nhằm đảm bảo cho việc phát triển sản xuất sâm Ngọc Linh. Từ một huyện nghèo nhất nước, nay Nam Trà My đã trở thành huyện có tiềm năng, thế mạnh phát triển về kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh trong tương lai…
"Cái khó khăn nhất hiện nay là tình trạng buôn bán hạt giống, cây giống không rõ nguồn gốc và các sản phẩm giả mạo sâm Ngọc Linh đang tràn lan trên thị trường gây ảnh hưởng đến sản xuất, nguồn gen gốc sâm Ngọc Linh, thiệt hại kinh tế đối với người tiêu dùng; đặc biệt ảnh hưởng lớn đến thương hiệu sâm Ngọc Linh hiện nay. Lĩnh vực kiểm nghiệm, kiểm định; công nghệ ứng dụng vào công tác kiểm tra, giám sát nguồn gốc sâm Ngọc Linh chưa phát triển, gây khó khăn trong công tác quản lý", ông Út lo ngại.
Cũng theo ông Nguyễn Út, để cho công tác phát triển và nâng tầm giá trị sâm Ngọc Linh hơn nữa, Quảng Nam kính đề nghị, đối với Chính phủ sớm ban hành chương trình phát triển sâm Ngọc Linh (Sâm Việt Nam) đến năm 2030, định hướng đến 2045 theo đề nghị của Bộ NN&PTNT tại văn bản số 1056/BNN-TCLN ngày 23/2/2022;
Đối với Bộ NN&PTNT sớm xây dựng bộ tiêu chuẩn sản xuất giống, quy trình trồng, thu hoạch,... phù hợp với thông lệ quốc tế để sản phẩm sâm Ngọc Linh đủ điều kiện tiếp cận với thị trường thế giới.
"Đối với tỉnh bạn, đề nghị tỉnh Kon Tum cùng với Quảng Nam tăng cường hơn nữa công tác quản lý, kiểm soát chất lượng, nguồn gốc xuất xứ sâm Ngọc Linh trên thị trường để đảm bảo quyền lợi cho người sản xuất, người tiêu dùng; để sâm Ngọc Linh xứng tầm là quốc bảo, thương hiệu sản phẩm quốc gia…', ông Út mong muốn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.