Nhờ đó, giá trị sản xuất nông nghiệp liên tục tăng và cao hơn mức trung bình cả nước. Năm 2017, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 12.965 tỷ đồng, tăng 4,3% so với cùng kỳ 2016.
“Mặc dù hiện nay giá trị ngành nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng 11,6% tổng sản phẩm trên địa bàn nhưng lại chiếm 62% lao động và 76% dân số sống ở khu vực nông thôn. Vì vậy, để nâng cao đời sống cho cư dân nông thôn, cần tập trung đầu tư, nhất là ứng dụng KHCN để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất. Trong đó, phát triển NNCNC, nông nghiệp an toàn có giá trị cao là một trong những lựa chọn cần thiết mà tỉnh Quảng Nam đặt ra”- ông Lê Muộn - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Quảng Nam cho biết.
Thương hiệu sâm Ngọc Linh được gắn với ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao,
nông nghiệp hữu cơ vào sản xuất. Ảnh: T.H
Cũng theo ông Lê Muộn, hiện nay, các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa nông, lâm, thủy sản được hình thành và phát triển. Tỉnh đã xây dựng thành công một số mô hình NNCNC có hiệu quả tại các địa phương, có nhãn hiệu và thương hiệu, tạo ra sản phẩm mang đặc trưng riêng.
Từ năm 2000, Quảng Nam đã tiếp nhận KHCN từ các viện, trường, DN sản xuất giống chuyển giao và tổ chức sản xuất thành công hạt lai F1 của lúa, ngô, trở thành một trong những địa phương đi trước và ứng dụng thành công. Nhờ đó, hiệu quả sản xuất tăng 30-50%.
Mô hình ứng dụng CNC đồng bộ như Nông trường VinEco Nam Hội An của Công ty VinEco là 1 trong 15 nông trường được Vin Group đầu tư công nghệ canh tác thông minh bậc nhất, với những thiết bị, hạ tầng nông nghiệp được chuyển giao 100% từ nước ngoài; công nghệ nhà kính điều khiển khí hậu (Pháp), công nghệ canh tác nhiều tầng (Singapore), công nghệ sản xuất nhà màng và công nghệ tưới thông minh (Israel), cho phép trồng rau quanh năm.
Mô hình “Ứng dụng công nghệ cao trong nhà lưới” để sản xuất rau quả gắn với xây dựng chuỗi liên kết để tạo ra giá trị sản phẩm cao nhất cho các hộ trồng rau trong vùng được triển khai năm 2017, tại các phường thuộc vùng đông của thị xã, gồm: Điện Nam Bắc, Điện Nam Trung, Điện Ngọc và Điện Dương. Đã đầu tư xây dựng 4 công trình nhà lưới sau hơn 2 tháng thi công (mỗi nhà lưới có diện tích 500m2, ứng dụng công nghệ nhà lưới kín).
“Mặc dù đây là mô hình mới, có chi phí đầu tư lớn nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với sản xuất đại trà. Chất lượng sản phẩm tăng, giá bán tăng 20%, dễ tiêu thụ. Thu nhập tăng từ 36 - 48 triệu đồng/sào/năm là nguồn thu nhập lớn cho các hộ dân...” - ông Muộn phấn khởi cho hay.
Theo ông Lê Muộn, từ kết quả bước đầu của mô hình, hiện nay có nhiều dự án khởi nghiệp sáng tạo của các bạn trẻ trong tỉnh đã xây dựng mô hình ứng dụng CNC ở các địa phương.
Đã có bước chuyển mạnh mẽ từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang uy mô lớn hơn. Tỉnh hiện có 153 trang trại chăn nuôi, 68 cơ sở chăn nuôi gia công, 1 HTX, 5 tổ hợp tác. Có 8 cơ sở chăn nuôi gà được công nhận phù hợp với quy trình VietGAP. Có trên 60 cơ sở liên kết, liên doanh, chủ yếu với Công ty Cổ phần chăn nuôi CP và Công ty TNHH Thái Việt và có trên 40 DN nghiên cứu, xúc tiến đầu tư chăn nuôi thông qua các dự án đầu tư.
“Thông qua các mô hình, dự án chăn nuôi này, các công nghệ tiên tiến, công nghệ cao và công nghệ sinh học từng bước được ứng dụng nhằm giúp các chủ trang trại chăn nuôi hàng năm có doanh thu khá lớn, từ 500 triệu đến tỷ đồng trở lên”, ông Muộn nói.
Quảng Nam đang quy hoạch 1.000 - 1.500ha ở vùng đông của tỉnh để phát triển NNCNC, sẵn sàng mời gọi các DN trong và ngoài nước đầu tư, liên kết sản xuất NNCNC, nông nghiệp hữu cơ, gắn với xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, đồng thời quy hoạch về nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp...
Tiếp tục xây dựng và phát triển các thương hiệu sẵn có của địa phương như: Sâm Ngọc Linh, quế Trà My, ba kích Tây Giang, đảng sâm Tây Giang, tiêu Tiên Phước, dó trầm Quảng Nam, bưởi trụ Đại Bình, dưa hấu Kỳ Lý… |
Vui lòng nhập nội dung bình luận.