Công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất được thành lập vào tháng 2.2006 thuộc Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Tuy nhiên do hoạt động không hiệu quả nên vào tháng 7.2010, công ty đã được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tiếp nhận và đổi lại tên thành Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS).
Cổng chính ra vào của DQS
Để cứu và vực dậy "con tàu sắp đắm" DQS, cùng với tinh giản bộ máy nhân sự từ 2.500 người giảm xuống còn khoảng 1.200 người, DQS được PVN "bơm" số tiền trên 5.000 tỷ đồng. Thế nhưng tình hình hoạt động của DQS vẫn không khởi sắc mà ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Khu vực ụ nổi
Hệ thống cẩu trục
Nhà xưởng bị lau cỏ bao phủ um tùm
Ông Trần Minh Ngọc, Chủ tịch Hội đồng thành viên DQS, cho biết: "Hơn 5.000 tỷ đồng được PVN rót về được DQS sử dụng để trả tiền nợ mà Vinashin đã vay trước đó, gồm 2.000 tỷ đồng vốn điều lệ và 3.000 tỷ đồng của các tổ chức tín dụng quốc tế và trong nước đầu tư xây dựng nhà máy. Hoàn toàn DQS không sử dụng được đồng nào để hoạt động".
Bên ngoài và phía trong khu vực một số con tàu đang đóng dở chưa biết đến bao giờ mới hoàn thành
Theo báo cáo tài chính của DQS, đến cuối năm 2016 thì kể từ khi được chuyển về PVN, các khoản lỗ của DQS không những không giảm mà còn phát sinh tăng lên tới gần 2.500 tỷ đồng. Và hiện vốn chủ sở hữu ở DQS bị âm trên 1.150 tỷ đồng, tổng các khoản nợ phải trả của DQS trên 6.900 tỷ đồng.
Công trình nhà DQS đầu tư giữa chừng và bỏ hoang tại KKT Dung Quất, thuộc xã Bình Đông, huyện Bình Sơn
Vì vậy vừa qua Bộ Công Thương đã có phương án trình Chính phủ 3 giải pháp để xử lý DQS, gồm: Chuyển đổi sở hữu Công ty DQS thông qua định giá, bán đấu giá tài sản, công nợ; Phá sản Công ty DQS theo quy định của pháp luật và tiếp tục tái cơ cấu Công ty DQS.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.