Quốc hội thảo luận Luật Bầu cử: Tránh kê khai tài sản hình thức

Thứ ba, ngày 09/11/2010 11:07 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Sáng 8-11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và dự án Luật Bầu cử đại biểu HĐND.
Bình luận 0
img
Bầu cử Đại biểu Quốc hội năm 2007 tại Lai Châu.

Số dư ứng cử viên tại các đơn vị bầu cử là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm tại phiên thảo luận. Dự thảo luật quy định: "Nếu đơn vị bầu cử được bầu 3 đại biểu thì số người trong danh sách ứng cử phải nhiều hơn số đại biểu được bầu ít nhất là 2 người. Trong trường hợp khuyết người ứng cử vì lý do bất khả kháng thì do Hội đồng bầu cử quyết định".

Đại biểu Danh Út (Kiên Giang) đặt câu hỏi: Dự thảo Luật chỉ quy định cụ thể với trường hợp bầu 3 đại biểu, còn trường hợp bầu 1 hay 2 đại biểu thì số dư là bao nhiêu, sao không quy định trong luật? Đại biểu Lương Phan Cừ cho rằng, cần quy định cứng số dư tại mỗi đơn vị bầu cử phải ít nhất là 2 người để nâng cao tính lựa chọn trong công tác bầu cử.

Tại phiên thảo luận, đa số đại biểu quan tâm đến vấn đề tiêu chuẩn đại biểu và việc công khai tài sản đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND.

Các đại biểu Hoàng Thị Bình (Cao Bằng), Lê Quốc Dung (Thái Bình) và Nguyễn Hồng Nhị (Nghệ An) cho rằng cần cụ thể hóa tiêu chuẩn của đại biểu về trình độ học vấn, chuyên môn, đạo đức... để cử tri bầu chọn. Việc kê khai tài sản của các ứng viên là cần thiết và phải thực hiện làm sao cho thiết thực, tránh hình thức.

Nhiều ý kiến đề nghị các đại biểu ứng cử phải công khai tiểu sử bằng cấp và kê khai tài sản ở nơi cư trú, nơi công tác để có sự kiểm tra, thẩm định của nhân dân, tránh tình trạng công khai tài sản nhưng chỉ để lưu hồ sơ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem