Quy Nhơn "nơi đáng sống, đáng đến" phủ cây xanh trên "đất vàng"

Dũ Tuấn Thứ tư, ngày 24/05/2023 06:19 AM (GMT+7)
Quy Nhơn được hướng đến là "nơi đáng sống, đáng đến" và đô thị không chạy theo "xô bồ, ồn ào" bê tông hoá, gây tổn thương cảnh quan tự nhiên. Với quy hoạch, Bình Định xác định phục vụ cuộc sống người dân, mọi quy hoạch đều gắn liền với quyền lợi của dân.
Bình luận 0
Khác biệt 'không rào chắn, không gian xanh' biển Quy Nhơn - Ảnh 1.

Nếu như ở một số thành phố đang phát triển, ‘đất vàng’ nội thị sẽ được tận dụng để xây dựng chen chúc công trình, thì điều khác biệt ở Quy Nhơn lại đổi ‘đất vàng’ để trồng cây xanh, xây công viên phục vụ cộng đồng và ở hầu hết mặt tiền sát biển giá trị đất “đắt đỏ”. Ảnh: Dũng Nhân.

Khác biệt 'không rào chắn, không gian xanh' biển Quy Nhơn - Ảnh 2.

Xuyên suốt qua các nhiệm kỳ, Bình Định quy hoạch hướng về giá trị cộng đồng, ưu tiên dành những khu đất "vàng" ở vị trí mặt biển, dọc các tuyến đường lớn của Quy Nhơn xây quảng trường, trồng cây xanh. Ảnh: Dũng Nhân.

Khác biệt 'không rào chắn, không gian xanh' biển Quy Nhơn - Ảnh 3.

Lãnh đạo Bình Định nói rằng, họ luôn ý thức sâu sắc biển và bờ biển là của chung cộng đồng, không để người dân "vất vả" khi tìm đường ra biển. Ảnh: Dũng Nhân.

Khác biệt 'không rào chắn, không gian xanh' biển Quy Nhơn - Ảnh 4.

Từ lâu, với đường cong hình trăng khuyết và bãi cát trải dài, sóng biển hiền hòa, bờ biển Quy Nhơn được nhiều người khen ngợi. Những năm gần đây, nhiều du khách tìm đến Quy Nhơn, ấn tượng bởi dọc bờ biển là công viên cây xanh, quảng trường, bãi cỏ luôn tươm tất, sạch sẽ và không khí trong lành… Ảnh: Dũng Nhân.

Khác biệt 'không rào chắn, không gian xanh' biển Quy Nhơn - Ảnh 5.

Người dân bản địa cũng tự hào vì Quy Nhơn có bờ biển rất đẹp và lãnh đạo tỉnh Bình Định có chủ trương giữ gìn, xây dựng công viên để bãi biển xanh và dành nhiều không gian cho cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống. Ảnh: Dũng Nhân.

Khác biệt 'không rào chắn, không gian xanh' biển Quy Nhơn - Ảnh 6.

Giữa trung tâm Quy Nhơn, khu đất nằm giữa đại lộ Nguyễn Tất Thành và đường Lê Duẩn là Trung tâm hội nghị tỉnh Bình Định, tiếp đến là khu bãi cỏ rộng 3,62 ha, được quy hoạch thành khu công viên, cây xanh, tạo không gian kiến trúc cảnh quan, phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí cho người dân. Ảnh: Dũng Nhân.

Khác biệt 'không rào chắn, không gian xanh' biển Quy Nhơn - Ảnh 7.

Bình Định luôn cố gắng, tận dụng dành các quỹ đất để phát triển cây xanh, công viên, vườn hoa… phục vụ người dân, du khách. Mặt tiền của thành phố là biển và dọc các tuyến đường ven biển, đều ưu tiên dành cho cộng đồng. Ảnh: Dũng Nhân.

Khác biệt 'không rào chắn, không gian xanh' biển Quy Nhơn - Ảnh 8.

Việc quy hoạch ở Quy Nhơn được định hướng theo kiểu, thành phố hiện đại nhưng có bản sắc riêng, giữ được cảnh quan tự nhiên vốn có. Quy Nhơn được ‘ưu ái’ ban tặng đường bờ biển dài nên không gian biển luôn được ưu tiên, gắn liền với 2 trục đường chính là An Dương Vương và Xuân Diệu. Ở đây, chỉ quy hoạch một số công trình cao tầng tạo điểm nhấn, không ưu tiên phát triển nhà cao tầng dọc bờ biển. Bằng mọi cách, giữ được không gian biển cộng đồng, để người dân và du khách đều có thể dễ dàng, tự do tận hưởng vẻ đẹp Quy Nhơn. Ảnh: Dũng Nhân.

Khác biệt 'không rào chắn, không gian xanh' biển Quy Nhơn - Ảnh 9.

Khác biệt lớn nhất của Quy Nhơn là mọi người dân đều được xuống biển, không có rào chắn lối xuống biển. Đây là sự cố gắng rất lớn, mà Quy Nhơn đã giữ được cho đến lúc này. Bình Định không theo hướng phát triển đô thị ồ ạt trong nội thành và ngược lại, rất chú trọng bảo tồn cảnh quan, văn hóa thiên nhiên. Ảnh: Dũng Nhân.

Khác biệt 'không rào chắn, không gian xanh' biển Quy Nhơn - Ảnh 10.

Trước đây, toàn bộ phía biển Quy Nhơn tồn tại hàng loạt công trình nhếch nhác, mức độ nhà cửa dày đặc khiến che khuất tầm nhìn ra biển. Ở đường ven biển Xuân Diệu, tỉnh Bình Định đã quyết định và chấp nhận ‘tiêu tốn’ tiền bạc, thử thách thời gian… để giải tỏa, di dời khoảng 2.500 hộ dân. Một việc làm rất khó khăn ở thời điểm đó nhưng được người dân ủng hộ và mục đích duy nhất là để tạo ra không gian cộng đồng đặc trưng ở biển Quy Nhơn bây giờ. Ảnh: Dũng Nhân.

Khác biệt 'không rào chắn, không gian xanh' biển Quy Nhơn - Ảnh 11.

Sự nỗ lực này đã được nhiều du khách, cán bộ cấp cao đến với Quy Nhơn đánh giá cao. Lãnh đạo Bình Định quy hoạch tôn trọng, phát triển không gian sinh hoạt cộng đồng, không tư nhân hóa bãi biển. Thực tế, mật độ xây dựng hơi thấp, khoảng cách công trình xa và thụt lùi vào phía trong. Đây là sự trả giá rất lớn vì giá trị khai thác đất sẽ bị giảm đi nhưng bù lại Quy Nhơn có được bản sắc riêng, phục vụ cộng đồng. Ảnh: Dũng Nhân.

Khác biệt 'không rào chắn, không gian xanh' biển Quy Nhơn - Ảnh 12.

Hiện nay, Quy Nhơn có 3 quảng trường, 45 công viên, hoa viên với tổng diện tích hơn 100 ha, nhiều cây xanh. Ảnh: Dũng Nhân.

Khác biệt 'không rào chắn, không gian xanh' biển Quy Nhơn - Ảnh 13.

Khác biệt được tạo dựng, lấy con người làm trọng tâm, phục vụ mưu cầu quyền con người và đề cao chất lượng cuộc sống. Đến Bình Định, không chỉ ăn, chơi, ngủ mà còn trải nghiệm khoa học tri thức; hưởng thụ giá trị cuộc sống "thanh bình, nhẹ nhàng, thư thái và hạnh phúc". Ảnh: Dũng Nhân.

Khác biệt 'không rào chắn, không gian xanh' biển Quy Nhơn - Ảnh 14.

Quy Nhơn được hướng đến là nơi đáng sống, đáng đến nhưng không chạy theo "xô bồ, ồn ào", làm tổn thương, mất cảnh quan tự nhiên, đặc biệt không bê tông hoá, tác động ngột ngạt không gian ven biển. Ảnh: Dũng Nhân.

Khác biệt 'không rào chắn, không gian xanh' biển Quy Nhơn - Ảnh 15.

Cách ứng xử của người dân là nét văn hóa thân thiện, bất kể ai đến Bình Định, đều được đối đãi tử tế, chân tình, hào sảng và hiếu khách, từ quán ăn, nhà trọ bình dân đến khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp. Cũng là du lịch nhưng ở Quy Nhơn rất nhẹ nhàng, yên bình, không khí ít ô nhiễm. Ảnh: Dũng Nhân.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem