Vượt qua những năm tháng khó khăn của nền kinh tế tập trung bao cấp, TP.HCM đã xé rào, đột phá từ những tư duy thực tiễn đã góp phần vào hình thành đường lối đổi mới của Đảng, trở thành đô thị lớn nhất nước ta, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu quốc tế... Hiện tỷ trọng thu ngân sách của TP.HCM chiếm 1/3 tổng thu ngân sách quốc gia (tính đến năm 2014).
Tòa nhà Bitexco 262m, cao thứ 110 thế giới, niềm tự hào của người dân TP.HCM.
40 năm, Sài Gòn - TP.HCM đã thay da đổi thịt. Ấn tượng lớn nhất là những công trình cải tạo điều kiện sống của người dân. Trước 1975, thành phố có 43.000 căn nhà ổ chuột, một nửa trong số đó được dựng trên những kênh rạch ô nhiễm. Năm 2004, cuộc cải tạo những dòng kênh bắt đầu và 10 năm sau kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã xanh trong. Chẳng lâu sau kênh Tàu Hủ - Bến Nghé và mới đây Tân Hóa - Lò Gốm cũng được cải tạo xong, đưa người dân đến những nơi có điều kiện sống tốt hơn.
Năm 1990 bắt đầu mọc lên những cao ốc, trung tâm thương mại, tạo thành những điểm nhấn cho một thành phố hiện đại. Tiếp theo đó là hệ thống hạ tầng đường sá hiện đại. Nhất - Bình Lợi... Đặc biệt là 2 đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đã rút ngắn thời gian đi từ TP.HCM về miền Tây và miền Đông nhanh hơn. Hiện tại 8 tuyến đường sắt trên cao và 8 tuyến metro đang được xây dựng, giúp cho việc đi lại của người dân ngày càng thuận tiện 40 năm, Sài Gòn đã thay đổi với một diện mạo mới theo hướng văn minh, hiện đại và tươi đẹp!
Cầu Bình Lợi trong ánh hoàng hôn.
Toàn cảnh cầu Thủ Thiêm, nối trung tâm thành phố với quận 2.
Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã gột sạch mình, trở thành “sông Seine” của TP.HCM.
Quảng trường trên phố đi bộ Nguyễn Huệ.
Cao tốc TP.HCM - Trung Lương sắp được kết nối vào Đại lộ Đông Tây.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.