“Săn” cá lóc đồng bằng đẩy côn trong mùa lũ miền Tây

Lê Gia Bảo Thứ bảy, ngày 26/09/2015 09:58 AM (GMT+7)
Mỗi khi nước lũ về, những cánh đồng tràn nước trắng xóa, nghề “săn” cá lóc đồng bằng đẩy côn của người dân vùng lũ miền Tây bắt đầu hoạt động nhộn nhịp.
Bình luận 0

Miền Tây quanh năm cá tôm hào sảng và phong phú, nhưng thân quen, gần gũi nhất vẫn là con cá lóc. Để đánh bắt nguồn thủy sản gắn với gìn giữ và thân thiện môi trường, gần 20 năm nay người nông dân miền Tây nghĩ ra phương tiện hữu hiệu gọi là côn để chinh phục cá lóc một cách dễ dàng.

Hiện nay nghề “săn” cá lóc đồng bằng đẩy côn xuất hiện ngày càng nhiều, nhưng đặc biệt là tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang và Vĩnh Long … Khi mùa lũ về, nếu có dịp chạy xe trên tuyến từ tỉnh lộ về các huyện, bạn sẽ thấy trên những cánh đồng vừa thu hoạch lúa xuất hiện rất đông những người dân đang đẩy côn.

Theo người dân vùng lũ, trong các loại hình đánh bắt cá thì dùng côn khá đơn giản, ai cũng có thể làm được, không tốn nhiều chi phí đầu tư nhưng hiệu quả, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ dân miền Tây. Tuy nhiên, để “săn” cá lóc đồng bằng đẩy côn cũng đòi hỏi phải có sức khỏe để lội trên đồng ruộng ngập nước, dầm mưa dãi nắng gần như suốt cả buổi.

img

Theo nhiều người có kinh nghiệm đánh bắt thủy sản, đẩy côn là hình thức đánh bắt cho thu nhập cao và hiệu quả nhất trong mùa lũ.

img

Về cấu tạo, côn được làm bằng những cọng sắt nhỏ có độ dài 1,5m, được máng vào một sợi dây nylon may dính với nhau, khoảng cách 20 đến 30 cm mỗi cọng, chiều dài luồng côn từ 12 đến 15m được làm bằng tre.

img

Trước khi đẩy, người làm nghề phải bỏ thời gian ráp lại với nhau. Đẩy côn thường bắt đầu vào lúc 6 giờ sáng, còn buổi chiều là khoảng 15 giờ.

img

Để giữ cho giàn côn vững, cân bằng, người đẩy côn cần phải hàn ống sắt (ống tuýp) theo hình chữ V và một ống nối thẳng đứng để kết nối các bộ phận lại với nhau.

img

Nghề đẩy côn rất đơn giản, người mới biết cũng có thể làm được.

img

Một đoạn tre ngắn dựng đứng có “ngàm” để mắc dây kéo luồng côn cao hơn mặt nước.

img

Nếu giàn côn không đồng đều thì dùng bùn để đắp vào một bên càng côn cho thăng bằng.

img

Người đẩy côn chỉ cần dùng cây sào tạo lực đẩy cho xuồng di chuyển, que côn chạm cá, cá tự động chúi xuống bùn và dùng nơm bắt cá.

img

Theo người dân sống bằng nghể đẩy côn lý giải: Vì khi cá lóc chúi sẽ tạo thành một vùng tim (bong bóng nước khi cá chúi) lớn hay nhỏ tùy vào trọng lượng của cá và tùy vào mỗi loài. Lúc này đợi cho lớp tim đó tan hết và có một vài tim khác nổi lên ngay vị trí đó, dùng nơm nơm là cá không chạy đi được, dùng tay bắt cá nằm trên mặt bùn hoặc mò ở dưới lớp bùn để bắt cá.

img

Nghề này rất dễ làm, chỉ cần khoảng 500.000 đồng là có thể sắm đồ đẩy côn.

img

Thời điểm này đồng còn cạn, gốc rạ lúa dày nên người đẩy ít nhất cũng kiếm được trên 200.000 đồng, còn người đẩy giỏi cũng kiếm được thu nhập từ 500.000 đến 700.000 đồng/ngày.

img

Đầy “ạch” cá lóc, ít nhất cũng 6 – 7 kg, nhiều hơn có thể lên đến hàng chục kg.

img

Theo nhiều người có kinh nghiệm đẩy côn cho biết, trời dịu mát đẩy côn cá lóc sẽ chúi nhiều hơn và bắt được cá lớn hơn buổi sáng.

img

Thành quả cuối cùng mà người đầy côn mong đợi là bắt nhiều cá lóc.

img

Khác với các loại hình đánh bắt lưới, xiệt điện, đặt dớn… đẩy côn chỉ bắt những con cá lớn. Cá lóc đẩy côn hiện tại được bán với giá 50.000 đ/kg, cá rô giá 40.000 đ/kg.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem