Nhiều dư địa cho phát triển thương mại điện tử tại khu vực nông thôn
Đđại diện Công ty công nghệ viễn thông Viettel cho biết, hết năm 2017, cả nước có gần 59% số người trưởng thành có tài khoản Ngân hàng, 60% dân số ở khu vực nông thôn đa phần chưa có tài khoản và gặp khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ tài chính. Số lượng điểm giao dịch Ngân hàng thương mại bình quân 2,2 điểm/khu vực hành chính ở nông thôn (Ví điện tử và Ngân hàng số là 2 cụm từ chưa có trong từ điển của nhóm đối tượng này)
Khu vực nông thôn vẫn khó tiếp cận dịch vụ ngân hàng
Tuy vậy, vị lãnh đạo Viettel cho rằng, hiện tại đã có hơn 90% hộ gia đình ở nông thôn sở hữu một chiếc tivi và 57% trong số đó có kết nối với hơn 10 kênh truyền hình. Bên cạnh đó, có hơn 90% người tiêu dùng nông thôn sở hữu một điện thoại di động và 50% trong số đó là smartphone. Không chỉ vậy, người tiêu dùng nông thôn khát khao được sống lối sống của người thành thị.
"Có khoảng 77% người tiêu dùng nông thôn muốn được thử sử dụng các sản phẩm mới và 95% đánh giá cao việc có nhiều loại sản phẩm để lựa chọn", đại diện Viettel nhấn mạnh.
Theo đại diện Viettel, tại các nước có đông dân và đa số làm nông như Trung Quốc hay Châu Phi, hiện đã có những sự phát triển nhất định về thanh toán thương mại điện tử (TMĐT). Tại Trung Quốc, dịch vụ thanh toán di động cực kỳ phổ biến, được sử dụng để thanh toán tại các trang web mua sắm lớn, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng cà phê, giao thông công cộng và thậm chí các hàng rong trên phố hay ủng hộ những người ăn xin…
Thanh toán không dùng tiền mặt phát triển mạnh tại nhiều quốc gia
Vị này đưa dẫn chứng, tại Châu Phi, phần lớn người Kenya không có tài khoản ngân hàng, chi nhánh nhà băng rất ít và lại càng hiếm ở vùng nông thôn. Công nhân trên thành phố vì thế cũng khó gửi tiền về nhà ở quê, do đó M- Pesa ra đời và giải quyết khó khăn trên.
"Cứ như là bạn có cả ngân hàng trong túi của mình vậy", một người bán đồ lưu niệm hào hứng. Người Kenya có thể mua bất kỳ thứ gì với M-PESA. Vì từ tài xế taxi, chủ cửa hàng đến bạn bè và hàng xóm đều chấp nhận nó. Tất cả những gì họ cần là một chiếc điện thoại di động.
Nhận biết nhu cầu thanh toán TMĐT, tuy nhiên tại Việt Nam các ngân hàng gặp trở ngại về phát triển điểm giao dịch. Chi phí để mở điểm giao dịch cho nạp và rút tiền tại khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo là quá lớn nếu so sánh với các nguồn thu tiềm năng có thể đem lại. Chính vì vậy, Viettel đưa ra giải pháp hạ tầng, công nghệ nhằm giúp người dân tiếp cận thanh toán không dùng tiền mặt
“Viettel xác định nông thôn, miền núi là thị trường chiến lược nơi các dịch vụ ngân hàng số chưa hiện diện để cung cấp sản phẩm có thể dùng điện thoại cơ bản tại nhiều mạng viễn thông (không cần sim Viettel) và không cần kết nối internet có thể được tiếp cận với thanh toán không dùng tiền mặt” vị lãnh đạo doanh nghiệp này khẳng định.
Giải pháp xây dựng hạ tầng công nghệ thanh toán TMĐT cho khu vực nông thôn
Cũng tại hội nghị, lãnh đạo Viettel nhấn mạnh, với mục tiêu của Viettel là phổ cập dịch vụ tài chính cá nhân cho mọi người dân như đã từng làm với viễn thông di động. Viettel đã và đang phát triển mở rộng các điểm chấp nhận thanh toán
Theo đó, mục tiêu triển khai 300.000 điểm chấp nhận thanh toán trên toàn quốc, phủ được 100% các quận huyện và 80% các phường xã đáp ứng nhu cầu nạp tiền, rút tiền, chuyển tiền (chuyển tiền học phí cho con, chuyển tiền cho người thân ở xa, …), thanh toán các dịch vụ (điện, nước, viễn thông, vé tàu, phí giao thông, bảo hiểm,..), đáp ứng nhu cầu thanh toán các dịch vụ mua sắm hàng ngày: tại siêu thị, chuỗi bán lẻ, kinh doanh cá thể.
Hạ tầng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Viettel
Để làm được điều này, Viettel sẽ thực hiện kết nối tất cả các doanh nghiệp, hành chính công nhằm cung cấp các dịch vụ thiết yếu như điện, nước, viễn thông, truyền hình, bảo hiểm, giao thông, bệnh viện, trường học, các dịch vụ công của chính phủ…
Ngoài ra, Viettel hợp tác với Quỹ phát triển và bảo vệ môi trường rừng (Bộ NN&PTNT và tại các Tỉnh) để chi trả tiền cho các hộ trồng từng thông qua sản phẩm ViettelPay. (Hiện Viettel đang có kế hoạch triển khai tại Lâm Đồng và Sơn La)
Viettel kết hợp với BHXH (khách hàng nộp tiền/nhận tiền chi trả BHXH) trên sản phẩm ViettelPay. Các khoản chi BHXH bao gồm tất cả các chi: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, tìm việc làm.
Sàn giao dịch nông sản
Một trong những đột phá được lãnh đạo Viettel đưa ra trong giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt khu vực nông thôn đó chính là tạo sàn sản phẩm nông nghiệp địa phương kết nối giữa người bán và người mua (từ nông thông – thành thị) thông qua hệ thống kênh phân phối TMĐT.
“Thông qua hệ thống giao vận và lực lượng bưu tá tới tận thôn, bản để thu mua các đặc sản làng nghề truyền thống địa phương, quảng bá giới thiệu hàng hóa thông qua thiết bị di động của người dân để tới tay người có nhu cầu mua. Toàn bộ quá trình quản lý lên thiết bị di động và kiểm soát toàn bộ quá trình vận chuyển” lãnh đạo Viettel cho biết.
Đề xuất hỗ trợ
Để thúc đẩy phát triển thanh toán TMĐT tại các vùng sâu, vùng xa, Viettel cần sự hỗ trợ NHNN, Bộ NN&PTNT, từ các cơ quan doanh nghiệp. Ngân hàng Nhà nước cấp phép và hỗ trợ Viettel trong việc phát triển hạ tầng thanh toán thương mại. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Công Thương phối hợp hỗ trợ triển khai Thương mại điện tử cho khu vực Nông thôn.
Đồng thời, các tổ chức/doanh nghiệp phối hợp với Viettel triển khai thanh toán qua ViettelPay đối với các dịch vụ như chi trả lương của các đơn vị hành chính sự nghiệp, chi trả ngân sách nhà nước, chi trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, giải ngân vay của Ngân hàng chính sách xã hội, thu thuế, điện, nước, học phí, giao thông, hành chính công, bảo hiểm...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.