Bức hình chụp Kim Phúc đã trở thành biểu tượng của chiến tranh Việt Nam, nhưng những vết bỏng không thể hiện được trên ảnh – chỉ có nỗi đau đớn tột cùng là hiện rõ khi cô bé chạy về phía máy quay, không mảnh vải che thân vì cô bé bị bom napalm làm cháy hết áo quần.
Ngày 8.6.1972, cô bé Kim Phúc 9 tuổi (giữa) chạy loạn cùng em trai và anh họ của mình dọc quốc lộ 1 gần thị trấn Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. bất ngờ một chiếc máy bay đã sơ sót ném bom xuống quân lính và dân thường gần đó. Bom napalm phát nổ, cô bé Kim Phúc đã phải lột bỏ quần áo vì bị cháy rụi.
Sau hơn 40 năm, bà Phúc giờ có thể giấu những vệt sẹo dài bên dưới cánh tay áo. Tuy nhiên, nỗi đau mà bà phải gánh chịu kể từ trận càn rải bom napalm năm 1972 vẫn chưa bao giờ vơi cạn.
Bà nhớ Nick Út, nhiếp ảnh gia ghi lại khoảnh khắc đau thương ấy, người đã giúp công chúng Mỹ hiểu được bản chất thực sự của chiến tranh Việt Nam. Và bà đã tới Mỹ để gặp ông.
Giờ đây, "cô bé napalm" Kim Phúc đang có cơ hội để hàn gắn những vết thương – một viễn cảnh mà nhiều lúc bà nghĩ chỉ tồn tại sau khi mình sẽ chết.
“Trong nhiều năm liền, tôi luôn nghĩ rằng chỉ có lên thiên đường, tôi mới hết những vết sẹo và đau đớn. Nhưng bây giờ thiên đường đang ở ngay trước mắt tôi!”, bà Phúc nói trước chuyến đi tới Miami để gặp một bác sĩ da liễu chuyên dùng laser chữa trị cho những bệnh nhân bị bỏng.
Từ cuối tháng trước, bà Kim Phúc, 52 tuổi, bắt đầu trải qua những đợt trị liệu bằng laser do bác sĩ Jill Waibel ở Viện Laser và da liễu Miami điều trị. Bác sĩ Jill nói rằng quá trình điều trị giúp làm mềm những sẹo dày trải dài dọc tay trái lên tới cổ và toàn bộ lưng của bà Phúc.
Quan trọng hơn, bác sĩ Waibel nói rằng việc điều trị giúp giảm đau đớn khủng khiếp mà bà Phúc đã phải chịu đựng suốt thời gian dài qua.
Bác sĩ Jill Waibel (phải) thuộc Viện Laser và da liễu Miami đang khám cho bà Kim Phúc (trái) trước khi chiếu laser nhằm giảm sự đau đớn trênnhững vết sẹo sau lưng và trên cánh tay trái của bà.
Bác sĩ Jill Waibel đang chiếu laser lên cánh tay của bà Phúc. Chồng bà Phúc - ông Bùi Huy Toàn (giữa) cùng điều phối viên trung tâm chăm sóc bệnh nhân, Deborah Lomax (phải) đang động viên bà. Mặc dù đã thực hiện rất nhiều bài tập vật lý trị liệu trong nhiều năm nhưng cánh tay trái của bà Phúc vẫn không thể duỗi được như tay phải.
Bác sĩ Jill Waibel đang chiếu laser lên tay bà Kim Phúc. Bà bị cháy tay trái và lưng khi bom napalm phát nổ.
Nick Út (phải) là nhiếp ảnh gia chụp lại cảnh tượng cô bé Kim Phúc đau đớn, hoảng loạn chạy trên đường quốc lộ. Bức ảnh đó đã được giải Pulitzer.
“Chú Út là điểm bắt đầu và cũng là kết thúc” - bà Phúc thường gọi người đàn ông chụp tấm ảnh lịch sử là “chú Út” - “Chú đã chụp ảnh tôi ngày đó và giờ chú có mặt cạnh tôi để đi tiếp chặng đường trị liệu này”.
Đoàn làm phim gồm nhà báo Christopher Wain và quân đội miền Nam Việt Nam đang đứng quanh cô bé Kim Phúc tại quốc lộ 1, Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Máy bay bị nghi ném bom nhầm mục tiêu vào một ngôi làng là nơi cư trú của dân thường.
Nhiếp ảnh gia Nick Út thuộc hãng AP ở thời điểm chụp bức ảnh lịch sử về chiến tranh Việt Nam.
Bà Kim Phúc đang ngắm nhìn bức ảnh chụp mình ôm đứa con trai say ngủ. Thời điểm đó, lưng bà vẫn có nhiều sẹo từ những vết bỏng do bom napalm gây ra. Bức ảnh được trưng bày ở triển lãm ảnh “Nhân chứng 1996” tại bảo tàng Tolerance, Los Angeles, Mỹ.
Bà Kim Phúc và chồng - ông Bùi Huy Toàn - đến Miami để tiến hành các đợt trị liệu laser với bác sĩ da liễu.
Quấn một chiếc chăn quanh người, đầu óc nửa tỉnh nửa mê vì thuốc giảm đau, những vết sẹo trên da hơi ửng đỏ vì chiếu laser, bà Phúc gồng mình chịu đựng. So với những đợt phẫu thuật và những cơn đau đớn bà phải chịu khi còn trẻ, việc chiếu laser này vẫn còn rất thoải mái. “Cảm giác thật thư thái và nhẹ nhàng”, bà nói.
Vài tuần sau khi ở nhà mình tại Canada, bà Phúc nói rằng những vết sẹo bắt đầu ửng đỏ và cảm giác ngứa khi chúng bắt đầu lành lại, nhưng bà vẫn muốn được tiếp tục những đợt điều trị. “Có thể phải mất một năm nữa, nhưng tôi rất vui và biết ơn mọi người", bà Phúc nói.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.