Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Thưa ông, sự việc người dân ở ba xã của huyện Thạch Thất và Quốc Oai nhận cầm cố khoảng 200 ô tô, Công an Hà Nội đã vào cuộc như thế nào?
- Từ tháng 9.2010, Công an Hà Nội nhận được tin Công an quận Đống Đa vào xã Tiến Xuân của huyện Thạch Thất thu xe tang vật vụ án, phát hiện nhiều xe ô tô cầm cố trong dân. Sau đó, chúng tôi cử trinh sát nắm tình hình. Cuối tháng 12.2010, Giám đốc Công an Hà Nội giao cho tôi trực tiếp chỉ đạo giải quyết.
Bốn trong bảy chiếc ô tô tang vật đã được niêm phong giao cho xã Tiến Xuân quản lý. |
Các nhiệm vụ chúng tôi đề ra: Thứ nhất, phối hợp với chính quyền xã tuyên truyền những nội dung về mặt pháp luật cho người dân nhận thức được những cái đúng, cái sai trong việc cầm cố ô tô.
Thứ hai, tiến hành điều tra nắm tình hình để xác định người dân xã Tiến Xuân và xung quanh đã nhận cầm cố bao nhiêu chiếc ô tô.
Thứ ba, vận động, động viên người dân trình báo kê khai đã cầm cố ô tô của những đối tượng nào, bao nhiêu tiền, với các thủ tục giấy tờ gì.
Thứ tư, đối với ô tô là tang vật của các vụ án đã khởi tố, thì tạm thời để ở sân trụ sở UBND xã, niêm phong lại, giao cho UBND xã quản lý. Sau đó tiến hành tổ chức xác minh, làm rõ nguồn gốc những chiếc ô tô này do đối tượng nào mang đem đi cầm cố, qua các đối tượng trung gian nào.
Xe cầm cố trong dân có hai dạng, có thể là xe gian hoặc không, Công an Hà Nội sẽ xử lý như thế nào?
- Chúng tôi sẽ phân loại, nếu cầm cố xe không vi phạm pháp luật thì yêu cầu 2 bên đến giải quyết thanh lý hợp đồng. Nếu xe xác minh là tang vật của các đối tượng lừa đảo mà cơ quan điều tra chưa xác định được, thì tạm thời giao cho dân bảo quản, hoặc động viên họ giao nộp cho xã trông coi.
Sau đó sẽ tiến hành tổ chức điều tra làm rõ nguồn gốc số xe này, trên cơ sở thu triệt để số tiền các đối tượng trung gian, môi giới đã cầm, giúp cho người dân lấy lại số tiền gốc đã bỏ ra.
Được biết, Công an Hà Nội đã triệu tập các đối tượng môi giới. Những đối tượng này sẽ bị xử lý như thế nào, thưa ông?
- Đối với các đối tượng môi giới trung gian đã môi giới nhiều xe, ý thức được rõ những chiếc xe cầm cố đều không chính chủ, xe gian, mà vẫn môi giới cho người dân, thì sẽ xử lý theo hướng truy tố về hành vi môi giới tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Tôi biết có đối tượng đã môi giới 14-15 chiếc xe cầm cố trong dân. Còn các đối tượng thông qua môi giới để cầm cố xe là những giám đốc ở Hà Nội, đã bỏ trốn, chúng tôi đang tích cực truy bắt.
Việc cơ quan điều tra vào cuộc khiến nhiều người dân lo lắng về khả năng họ không thu hồi lại được tiền gốc, nếu dính đến xe gian…
Đại tá Nguyễn Đức Chung
- Đúng là hiện người dân đang hoang mang, sợ mất số tiền đã bỏ ra. Chúng tôi biết có người đã đem giấu những chiếc ô tô trên. Thậm chí có cả chuyện những đối tượng cầm xe, môi giới xúi người dân đem xe đi cầm cố tiếp. Như thế người dân đang là nạn nhân trở thành người sai phạm.
Hiện nay cơ quan điều tra đã thu bao nhiêu xe từ người dân, thưa ông?
- Con số đến thời điểm này là 17 xe, hiện vẫn còn nhiều xe trong dân sẽ được cơ quan điều tra tiếp tục được làm rõ.
Để sự việc này xảy ra ngang nhiên, hàng trăm người dân có dấu hiệu bị lừa (đồng thời chính họ vô tình tiếp tay tội phạm), ông nghĩ sao khi dư luận đang nghi ngờ về trách nhiệm của lực lượng công an cơ sở?
- Đúng là công tác nắm tình hình của cơ quan công an cơ sở còn thiếu sót và chậm trễ. Nếu phát hiện ra ngay từ ban đầu thì sẽ không có những chuyện đáng tiếc xảy ra như vậy. Tuy nhiên, khi phát hiện ra tình hình trên lực lượng công an đã vào cuộc tích cực và quyết liệt để giải quyết triệt để tình hình.
Xin cảm ơn ông!
Khiết Giang (thực hiện)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.