Sinh viên thất nghiệp chạy Grab, Uber là thảm họa?

Phi Long Chủ nhật, ngày 24/12/2017 13:26 PM (GMT+7)
Chia sẻ tại một hội thảo mới đây, TS. Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: Việt Nam có thảm họa là sinh viên đào tạo hết bao nhiêu tiền, ra trường thất nghiệp là có Uber, Grab nhưng làm công việc không tạo áp lực gì.
Bình luận 0

img

Sinh viên thất nghiệp chạy Grab, Uber là thảm họa? (Ảnh: IT)

Tại sao gọi là cách mạng 4.0?

TS. Trần Đình Thiên cho rằng, hiện công nghệ 4.0 đang ập đến với chúng ta nhưng vấn đề là chúng ta đón nhận cái mới đến, dọn cái cũ đi như thế nào.

“Cách mạng 4.0 bây giờ thấy khái niệm vô cùng lộn xộn. Tại sao gọi cách mạng 4.0, thì hiểu đơn giản phải có thời 0 chấm, cho tới 4 chấm chấm hay là lần thứ nhất và bây giờ là lần thứ 4”, ông Thiên nói.

Ông Thiên cũng giải thích, chúng ta có cả một giai đoạn dùng sức trâu bò, khai thác tài nguyên để kiếm sống và khi được ghi nhận là 1.0 chính là thời điểm con người tạo ra năng lực đặc biệt với sự có mặt của máy hơi nước, từ đó tạo ra cuộc cách mạng cơ giới hóa.

Sang giai đoạn 2.0 là khái niệm là khi tạo ra điện, từ đó tạo ra cuộc cách mạng điện khí hóa, tạo cho con người sức mạnh ghê gớm.

 Đến cách mạng 3.0 là dựa trên nền tảng điện tử và bắt đầu có công nghệ thông tin, bước vào giai đoạn tự động hóa…Tuy nhiên, ở Việt Nam thì giai đoạn 3.0 cũng khá mờ nhạt vẫn chưa vượt qua hẳn giai đoạn 2.0.  Theo TS. Trần Đình Thiên, khái niệm tự động hóa sớm nhất chính là máy bay không người lái, thực tế máy bay tự động hóa đã triển khai rất sớm nhưng ô tô không người lái thì lại vẫn đang thử nghiệm, còn đa phần vẫn phụ thuộc vào con người.

Đến giai đoạn 4.0 đã có sự khác biệt, nếu 3 cuộc cách mạng trước đều bắt nguồn từ một loại phát minh cụ thể, mạnh tới mức tạo ra sự đột phá cho nhân loại khiến cho các nước đi sau cứ “bình thản” mà làm vẫn có thể đuổi kịp thì 4.0 lại phụ thuộc lớn vào tốc độc.

img

TS. Trần Đình Thiên Cho rằng, công nghệ 4.0 sẽ có nhiều công đoạn robot thay thế con người, thậm chí sản phẩm trí tuệ được tạo ra còn vượt qua cả loài người (Ảnh: IT)

Thời đại của kinh tế chia sẻ

TS. Trần Đình Thiên cho rằng, ở cách mạng 4.0, loài người chuẩn bị hàng loạt công nghệ mới hoàn toàn cho thời đại trên nền tảng gọi là kết nối số nên có thể gọi là thời đại số hóa hoặc gọi là kinh tế chia sẻ.

Theo TS. Trần Đình Thiên, cách mạng 4.0 là công nghệ số, kết nối vạn vật, chỉ cần có điện thoại là kết nối được hết, thực mà ảo. “Trí tuệ nhân tạo quả thực là vấn đề không biết ứng xử với sản phẩm ấy như thế nào. Dù nó là tài sản của con người nhưng có thể vượt qua loài người. Chế tạo ra một sản phẩm không phải là sinh học mà là công nghệ số, ngay từ đầu nó đã được nạp vào sự khôn ngoan. Cái khác biệt trí tuệ nhân tạo là người ta chế tạo ra để khắc phục những nhược điểm con người có nên nó sẽ khác biệt hẳn với con người”, ông Thiên nói.

Theo ông Thiên, sản phẩm của cách mạng 4.0 cũng có thể làm chồng, làm vợ, có thể làm công việc sáng tạo… Nếu như trước đây cần phải có nơi để lưu giữ cơ sở dữ liệt rất lớn thì ở cách mạng 4.0 hoàn toàn có thể đưa hết dữ liệu vào một ổ đĩa. Hay một số công việc sẽ được robot thay thế cho con người, giống như tập đoàn Hồng Hải ở TRung Quốc  thay thế robot đã khiến 60.000 là công nhân hết việc làm.

Công nghệ 4.0 cũng có thể giúp cho công đoạn sản xuất, chế tạo thay đổi, họ có thể “in” ra sản phẩm, “in” ra máy bay, “in” ra ô tô mà chúng ta vẫn chưa tưởng tượng được thế nào là “in”.  Thậm chí, không chỉ công nhân, các công việc của nhân viên thu ngân, nhân viên ngân hàng… cũng mất việc do không còn dùng tiền mặt và không phải đếm tiền nữa.

Theo TS. Trần Đình Thiên, cách mạng 4.0 là công nghệ số, kết nối vạn vật, chỉ cần có điện thoại là kết nối được hết, thực mà ảo. “Trí tuệ nhân tạo quả thực là vấn đề không biết ứng xử với sản phẩm ấy như thế nào. Dù nó là tài sản của con người nhưng có thể vượt qua loài người.

TS. Trần Đình Thiên cũng cho rằng, ở cuộc cách mạng này cũng sẽ tác động tới cả lĩnh vực sinh học với công nghệ gen, là công nghệ phức tạp nhất nhưng vẫn có thể can thiệp ngay từ đầu làm cho con người không biết sống tới bao nhiêu tuổi và sống nhiều quá để làm gì?

Theo TS. Trần Đình Thiên, Uber, Grap khi vào Việt Nam cũng là kinh tế chia sẻ. Tuy nhiên, Việt Nam có thảm họa, sinh viên đào tạo hết bao nhiêu tiền, ra thất nghiệp là có Uber, Grap sẽ không tạo cho đất nước áp lực gì.

“Nói là 4.0, là kinh tế chia sẻ nhưng thực ra nghề nghiệp vẫn thế, (chỉ là chạy xe ôm, taxi) không có gì khác, thu nhập vẫn thấp. Trong thời đại gọi là kinh tế chia sẻ là một phát minh rất lớn của thời đại, cho phép kết nối các năng lực, thông qua hệ thống số, biết ở đâu có năng lực gì và huy động năng lực ấy”, ông Thiên nói.

Theo TS. Trần Đình Thiên, ở cuộc cách mạng này,  Uber, Grap đã biết ai thừa cái gì thì kết hợp cái đó lại. Sau này, một người bình thường không cần có quần áo, cứ thuê hết kể cả từ quần đùi cho tới quần áo của Nhà vua mặc cho “máu”. Tuy nhiên, sự kết hợp này của Việt Nam hiện còn rất kém, để rời ra thì có nhưng kết hợp lực lượng lại thì lại rất khó.  

“Nếu như trước đây, về cơ bản dựa trên nguyên tắc nguồn lực khan hiếm hữu hạn và cạnh tranh khốc liệt thì hiện nay, cách mạng 4.0 dựa trên nguồn lực vô tận là sáng tạo của con người và kết nối năng lực. Mỗi cá nhân là sáng tạo vô tận rồi mà lại còn kết nối với nhau thì lại càng vô tận”, TS. Trần Đình Thiên nhấn mạnh.

Theo ông Thiên, ở cuộc cách mạng 4.0 đòi hỏi tốc độ rất cao, mỗi khoảng thời gian bình tĩnh lại khi đó sẽ cảm thấy quý như thế nào và ai không xử lý được tốc độ thì sẽ thua cuộc.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem