"Số phận" luận án tiến sĩ cầu lông ở Sơn La cuối cùng thế nào?
"Số phận" luận án tiến sĩ cầu lông ở Sơn La cuối cùng thế nào?
Thứ sáu, ngày 07/10/2022 17:06 PM (GMT+7)
Luận án tiến sĩ "Nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức viên chức thành phố Sơn La" nhận kết quả thẩm định không đạt yêu cầu, cần bảo vệ lại.
Thông tin từ Bộ GDĐT, kết quả thẩm định luận án tiến sĩ "Nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức viên chức thành phố Sơn La" của nghiên cứu sinh Đặng Hoàng Anh từ ba chuyên gia do Bộ mời cho thấy có hai trong số ba chuyên gia yêu cầu nghiên cứu sinh sửa lại nhiều nội dung của luận án, một chuyên gia còn lại đánh giá luận án không đạt yêu cầu, nghiên cứu sinh cần làm lại và bảo vệ lại.
Sau khi có kết quả thẩm định, Bộ GDĐT đã gửi về cơ sở đào tạo để xử lý theo đúng thẩm quyền. Với kết luận này, nghiên cứu sinh Đặng Hoàng Anh có thể phải sửa luận án và bảo vệ lại, dù quá trình này đã hoàn thành từ trước và được Viện Khoa học thể dục thể thao, cơ sở đào tạo của nghiên cứu sinh, đánh giá đạt và thông qua.
Luận án tiến sĩ về "Phát triển môn cầu lông cho công chức tại thành phố Sơn La" của nghiên cứu sinh Đặng Hoàng Anh nhận nhiều ý kiến trái chiều từ tháng 5/2022 sau khi bảo vệ thành công đề tài. Đa số cho rằng đề tài này không xứng tầm luận án tiến sĩ.
Trên chuyên trang Luận văn - luận án của Bộ GDĐT, thông tin về kết quả nghiên cứu của luận án này đạt được một số thành tựu như đã thông tin khoa học và toàn diện về thực trạng phong trào cầu lông trong đội ngũ công chức, viên chức thành phố Sơn La.
Từ đó cho thấy, còn tồn tại những bất cập cơ bản làm hạn chế sự phát triển của phong trào như: Sự nhận thức chưa đầy đủ của công chức, viên chức về ý nghĩa của việc tập luyện Cầu lông; Thiếu cộng tác viên Cầu lông; Công tác xã hội hóa môn Cầu lông chưa hiệu quả; Thể lực của đội ngũ công chức, viên chức còn hạn chế.
Đồng thời, qua phân tích SWOT đã xác định được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc phát triển phong trào Cầu lông trong đội ngũ công chức, viên chức thành phố Sơn La.
Trên cơ sở thực nghiệm xã hội học 5/6 giải pháp mà đề tài lựa chọn, bước đầu đã thể hiện tính hiệu quả sau một năm ứng dụng thông qua các tiêu chí phát triển môn Cầu lông. Kết quả thực nghiệm cho thấy, các tiêu chí đều thể hiện sự tăng trưởng tích cực (từ 15.38 % đến 133.33 %).
Đồng thời, các giải pháp còn có tác dụng nâng cao thể lực cho công chức, viên chức thành phố Sơn La đạt độ tin cậy ở ngưỡng xác suất thống kê cần thiết.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.