SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật chăn nuôi thỏ sinh sản không phải ai cũng biết

Bích Ngọc - Bùi Mai - Thu Hà Thứ hai, ngày 01/05/2023 06:31 AM (GMT+7)
Nuôi thỏ sinh sản là hình thức chăn nuôi được áp dụng phổ biến vì giúp bà con tiết kiệm được chi phí giống. Chương trình Sổ tay Nhà nông tuần này sẽ cùng bà con tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc thỏ sinh sản.
Bình luận 0

Sổ tay Nhà nông: Kỹ thuật chăn nuôi thỏ sinh sản không phải ai cũng biết

Thỏ là một loài động vật khá nhạy cảm với môi trường sống. Bởi vậy, việc nuôi thỏ sinh sản không hề dễ dàng. Khi được chăm sóc đúng cách, thỏ sẽ phát triển khỏe mạnh, sinh trưởng tốt, khả năng sinh sản cao. 

Chương trình Sổ tay Nhà nông tuần này sẽ cùng bà con tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc thỏ sinh sản cần thiết.

Sổ tay Nhà nông: Kỹ thuật chăn nuôi thỏ sinh sản không phải ai cũng biết

1. Chọn giống

Theo kinh nghiệm của những người nuôi lâu năm, thỏ từ tháng thứ 4 đã có thể sinh sản được. Tuy nhiên để sinh sản đạt hiệu quả tốt nhất, bà con nên chọn thỏ cái từ tháng thứ 8, vì lúc đó cơ thể thỏ mẹ đã được hoàn thiện các chức năng sinh sản.

Đối với thỏ đực, độ tuổi phối giống thích hợp là từ 10 tháng tuổi. Mỗi con thỏ đực có thể phối cho 10 đến 12 con thỏ cái, tùy vào tỷ lệ nuôi.

Một số đặc điểm để chọn thỏ cái phối giống:

- Lông mềm, mịn, đầu nhẹ.

- Phần mông (hông) phát triển, cơ thể to nhưng không quá béo.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật chăn nuôi thỏ sinh sản không phải ai cũng biết - Ảnh 2.

Lưu ý một số đặc điểm để chọn thỏ cái phối giống.

Những đặc điểm chọn thỏ đực giống:

- Chọn những cá thể linh hoạt, nhanh nhẹn

- Thân hình cân đối, to khoẻ (lưng rộng, mông – vai chân sau to, đầu cân đối).

Tùy theo từng giống thỏ mà cần có những tiêu chuẩn chọn giống  riêng khác nhau


2. Theo dõi thỏ cái đến ngày phối giống

Để theo dõi thỏ cái đến ngày phối giống bà con dựa vào một số đặc điểm dưới đây để nhận biết:

- Âm hộ sưng to, màu hồng và có thể chảy ra dịch nhờn.

- Thích nằm duỗi ngửa người, phần mông nhổm hơi cao.

- Chạy như tăng động, cắn cỏ.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật chăn nuôi thỏ sinh sản không phải ai cũng biết - Ảnh 4.

Đặc điểm nhận biết thỏ đến ngày phối giống.

Bà con cần lưu ý, sau khi giao phối từ 6 đến 7 ngày, thỏ có biểu hiện cắn cỏ hoặc nhổ lông bụng nghĩa là thỏ đã mang thai. Trong quá trình thỏ mang thai, cần đặt lồng thỏ ở nơi kín đáo, bổ sung thức ăn có nhiều dinh dưỡng và bổ sung nước uống.

Đối với ổ đẻ của thỏ, bà con lấy vải sạch mềm, cỏ khô để lót chuồng. Thỏ thường đẻ vào ban đêm nên ổ đẻ cần phải chuẩn bị trước 2 đến 3 ngày.

Sau khi thỏ mẹ sinh con, bà con có thể tách luôn thỏ con ra khỏi mẹ, tránh cho thỏ mẹ bới ổ hoặc đè vào thỏ con. Thỏ con được bú đúng cách và đủ sữa sẽ ngủ ngoan và da căng bóng.

Trên đây là phương pháp nuôi thỏ sinh sản hiệu quả. Chúc bà con thành công với mô hình của mình.

Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2,3,5,6 trên trang web Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.

Mọi ý kiến đóng góp xin hãy gửi về Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, đường Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội.

Email: sotaynhanong.danviet@gmail.com




Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem