Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với
điều khoản sử dụng của
báo Dân Việt
Đăng nhập
Email
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Khi nhấn đăng ký đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với
điều khoản sử dụng của
báo Dân Việt
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
SỔ TAY NHÀ NÔNG: Mách bà con tách đàn ong mật đạt hiệu quả cao
SỔ TAY NHÀ NÔNG: Mách bà con tách đàn ong mật đạt hiệu quả cao
Bích Ngọc - Phan Hương - Thu Hường
Thứ ba, ngày 11/07/2023 06:30 AM (GMT+7)
Trong quá trình nuôi ong lấy mật, người nông dân cần biết cách tạo ong chúa và chia đàn để nâng cao năng suất. Trong số tuần này, bà con hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu cách tách đàn ong mật đúng chuẩn, đạt hiệu quả.
Cùng Sổ tay Nhà nông tìm hiểu quy trình tách đàn cho ong mật
Đàn ong phát triển, với ong nội chỉ 5 – 6 cầu là ong đã có nhu cầu chia đàn. Nếu gặp nguồn phấn, mật phong phú, ong chúa sẽ đẻ đến mức độ quá đông quân. Đó là lúc ong chúa bắt đầu đẻ ra ong đực và xây mũ chúa.
Do đó, để thu mật đạt hiệu quả cao, có thể kìm hãm ong chia đàn bằng cách cắt các tầng ong có lỗ ong đực và cắt bỏ mũ chúa mới xây đi. Nhưng với đàn ong quá đông quân, nhiều cầu, thì xu thế chia đàn tự nhiên là không thể kìm hãm được. Bởi vậy, bà con nên tận dụng cơ hội này để chia đàn, san tổ. Trong số phát sóng hôm nay, chương trình Sổ tay Nhà nông sẽ cùng bà con tìm hiểu kỹ thuật tách đàn ong mật đơn giản, hữu dụng.
SỔ TAY NHÀ NÔNG: Mách bà con tách đàn ong mật đạt hiệu quả cao
Có nhiều cách tạo ong chúa và chia đàn, tùy theo từng khu vực và số lượng đàn ong mà bà con lựa chọn phương pháp phù hợp, dễ dàng và thuận lợi.
1. Phương pháp tạo ong chúa
1.1 Phương pháp đàn không chúa
Chọn một đàn ong từ 6 - 7 cầu tiêu chuẩn, bỏ bớt đi cầu trứng và trùng nhỏ, con chúa có thể nhốt lại hoặc đem đi chỗ khác. Sau đó đưa vào giữa tổ 1 khung có gắn 2 thang nụ chúa có khoảng 20 - 25 nụ chúa.
Phương pháp đàn không chúa.
Ngày thứ nhất: Dùng kim di trùng đưa vào mỗi nụ chúa 1 con ấu trùng từ 1 - 2 ngày tuổi.
Ngày thứ hai: Lấy thang chúa này ra gắp bỏ các con ấu trùng đã đưa vào hôm trước. Lấy tăm chấm vào sữa trong nụ và bôi vào các nụ ong không tiếp thu. Sau đó dùng kim di trùng đưa vào mỗi ấu chúa một con ấu trùng một ngày tuổi (càng nhỏ càng tốt). Các con ấu trùng này được lấy ở đàn ong giống tốt nhất (nay là phương pháp di kép).
Sau bốn ngày, đàn ong bắt đầu vít nắp các nụ chúa này. Đến ngày thứ sáu, ta sẽ đưa vào một đàn ong không có chúa để bảo ôn các nụ này.
1.2 Phương pháp đàn có chúa
Chọn đàn ong có 8 hoặc 9 cầu quân thật đông (có thể quân bu cả trên nắp). Dùng một ván ngắn đặt vào giữa 4 cầu nhộng, như vậy 2 cầu nhộng và cầu mật sẽ ở bên ngoài và ở đây không có ong chúa, bên kia ong chúa vẫn đẻ bình thường.
Phương pháp đàn có chúa.
Đưa khung tạo chúa vào giữa hai cầu nhộng và làm công việc như ở phương pháp đàn không chúa.
2. Kỹ thuật tách đàn ong
Những đàn từ 7 cầu đông quân trở lên đều có thể chia đàn. Để tiến hành tách đàn, bà con lấy 2 cầu nhộng và 1 cầu mật cả quân (9 - 12, 18 - 21) đưa vào một thùng không đặt ở chỗ thoáng đường bay.
Sau đó, tiến hành chọn đàn ong non giũ hết số quân này vào thùng mới (đã có 2 cầu nhộng và một cầu mật). Đóng cửa để nhốt ong lại.
Phương pháp đàn có chúa.
Khoảng 5 giờ chiều mở cửa cho số quân già bay về và lấy nụ chúa ở ngày tạo chúa thứ 11 (phương pháp di kép) hoặc ngày thứ 10 nếu di đơn (di một cầu). Cắt rời các nụ này khỏi thang nụ chúa (phải làm nhẹ nhàng và trong thao tác luôn luôn để đầu nụ chúa trúc xuống). Sau đó gắn vào phần trên của cầu nhộng. Tối đó cứ tiếp tục đóng cửa đến 5 giờ chiều hôm sau mới mở của (chắn cửa nhỏ lại, chỉ để khoảng 2cm cho ong ra vào nhằm hạn chế bị cướp mật).
Trên đây là một số kỹ thuật tách đàn, tạo ong chúa đơn giản, dễ thực hiện.
Mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông tuần này đã đem đến những thông tin hữu ích cho bà con. Chúc bà con thành công với mô hình của mình!
Vui lòng nhập nội dung bình luận.