SỔ TAY NHÀ NÔNG: Một số bệnh ở ếch và cách chữa trị

Bùi Mai - Lưu Hoài Thứ năm, ngày 22/06/2023 06:27 AM (GMT+7)
Trong quá trình chăn nuôi, ếch sẽ mắc nhiều bệnh ngoài da và đường ruột ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi của bà con. Chương trình Sổ tay Nhà nông tuần này sẽ cùng bà con tìm hiểu một số loại bệnh ở ếch và cách chữa trị.
Bình luận 0

Tìm hiểu một số bệnh và cách chữa trị ở ếch cùng Sổ tay Nhà nông

Nuôi ếch thương phẩm là mô hình có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên, vẫn còn khó khăn với nhiều bà con chăn nuôi vì thiếu kinh nghiệp điều trị các bệnh thường gặp ở ếch. Trong số tuần này, Chương trình Sổ tay Nhà nông sẽ cùng bà con tìm hiểu một số loại bệnh ở ếch và cách chữa trị.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Một số bệnh ở ếch và cách chữa trị

Nguồn nước không đảm bảo vệ sinh thường là nguyên nhân chính khiến cho ếch dễ mắc bệnh. Vì vậy, bà con cần phải thay nước và vệ sinh ao hồ nuôi ếch thường xuyên. Ngoài ra, thức ăn tươi sạch và giàu dinh dưỡng cũng là yếu tố quan trọng giúp cho ếch phát triển khỏe mạnh. Trong quá trình nuôi ếch, bà con cần lưu ý một số loại bệnh mà ếch thường gặp như: Bệnh đường ruột, bệnh nhiễm trùng da và bệnh mù mắt.

1. Bệnh đường ruột

Cả nòng nọc và ếch trưởng thành đều có thể mắc bệnh này, nguyên nhân chủ yếu là do ếch ăn phải thức ăn ôi thiu. Biểu hiệu của bệnh có thể nhìn thấy bằng mắt thường như nòng nọc bị phình bụng, bơi khó khăn.

Nếu nòng nọc gặp phải những triệu chứng này, bà con cần cách ly riêng những con bị bệnh, hoà 2 lọ penicillin 1 triệu đơn vị với 5 lít nước  và cho nòng nọc bơi trong nước đó khoảng nửa giờ. Sau đó cho chúng bơi trong nước sạch và ăn các loại thức ăn dễ tiêu trong một thời gian.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Một số bệnh ở ếch và cách chữa trị - Ảnh 2.

Bệnh đường ruột ở ếch.

2. Bệnh mù mắt.

Bệnh mù mắt ở ếch thường là do vi khuẩn Pseudomonas.sp gây ra, do môi trường nước bị bẩn hoặc nguồn gốc từ các loài chim cò. Ếch mắc bệnh sẽ có các biểu hiện như: Mắt trắng, bị đục mù, viêm sưng vùng mắt, có mủ ở mí mắt, có hiện tượng về thần kinh, thường nằm ngửa bụng thể hiện tình trạng quay cuồng, cổ quẹo. Bà con cần phải tách ếch mắc bệnh ra khỏi đàn vì bệnh này có khả năng lây nhiễm.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Một số bệnh ở ếch và cách chữa trị - Ảnh 3.

Bệnh mù mắt ở ếch.

3. Bệnh lở loét ngoài da

Ngoài ra, ếch còn có thể mắc bệnh lở loét ngoài da nếu gặp môi trường nước ô nhiễm hoặc xây xát. Khi mắc bệnh, trên mình ếch có các vết lở loét, ếch có hiện tượng đau nhức, biếng ăn, dẫn đến kiệt sức và chết.

Bà con có thể chữa trị bệnh này bằng một số cách sau đây:

Đối với ếch trưởng thành: Cách ly ếch bị bệnh riêng, lấy FBK 3 – 5 ml (hoặc TOLAMIN theo liều hướng dẫn) hoà với 10 lít nước rồi cho ếch bị ghẻ ngâm khoảng 3 – 5 phút, sau đó vớt ếch ra thả lại xuống hồ. Dùng Gentacine với liều hướng dẫn trộn đều với thức ăn và cho ếch ăn liện tục từ 5 – 7 ngày.

Đối với ếch con: Dùng FBK theo tỉ lệ 10cc hòa tan với 20 lít nước tắm cho ếch 1 – 2 phút, ngày một lần vào buổi sáng hoặc chiều mát, sử dụng liên tục đến khi vết thương lành.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Một số bệnh ở ếch và cách chữa trị - Ảnh 4.

Bệnh lở loét ngoài da ở ếch.

Trên đây là một số loại bệnh ở ếch và cách chữa trị. Mong rằng những thông tin trong Chương trình Sổ tay Nhà nông tuần này sẽ hữu ích cho bà con. Chúc bà con thành công với mô hình của mình!

Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2,3,5,6 trên trang web Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.

Mọi ý kiến đóng góp xin hãy gửi về Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, đường Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội.

Email: sotaynhanong.danviet@gmail.com

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem