Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với
điều khoản sử dụng của
báo Dân Việt
Đăng nhập
Email
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Khi nhấn đăng ký đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với
điều khoản sử dụng của
báo Dân Việt
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật trồng măng tây cho người mới bắt đầu
SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật trồng măng tây cho người mới bắt đầu
Bích Ngọc - Bùi Mai
Thứ sáu, ngày 30/06/2023 06:30 AM (GMT+7)
Măng tây dần trở nên phổ biến ở nước ta bởi có hàm lượng giàu dinh dưỡng cao và rất tốt cho sức khỏe. Đây cũng là loại cây được nhiều bà con lựa chọn trồng vì hiệu quả kinh tế cao. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu kỹ thuật trồng măng tây đơn giản.
Cùng Sổ tay Nhà nông tìm hiểu kỹ thuật trồng măng tây đơn giản, đạt hiệu quả cao
Măng tây có nguồn gốc từ Hy Lạp, La Mã cổ đại và vùng Địa Trung Hải, được du nhập vào nước ta những năm 60 thế kỷ 20. Là loại cây không yêu cầu quá cao về kĩ thuật trồng và chăm sóc nhưng đem lại nguồn thu nhập tương đối ổn định cho bà con nông dân. Chính vì vậy, những năm gần đây diện tích trồng măng tây ngày càng được mở rộng trên khắp cả nước. Trong số phát sóng tuần này, chương trình Sổ tay Nhà nông sẽ cùng bà con tìm hiểu kỹ thuật trồng măng tây cho người mới bắt đầu đơn giản mà đem lại hiệu quả cao.
SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật trồng măng tây cho người mới bắt đầu.
1. Chuẩn bị đất trồng
Măng tây là loại rau được ưa chuộng hiện nay, thích hợp trồng trên nhiều loại đất, có khả năng chịu hạn tốt nên phù hợp sinh trưởng và phát triển trong môi trường khí hậu nhiệt đới của nước ta.
Cây măng tây ưa ẩm, không ưu nước nên đòi hỏi bà con cần chuẩn bị đất trồng có nền cao ráo, dễ thoát nước, có tầng canh tác dày từ 30 – 40 cm.
Để trồng được cây măng tây đạt hiệu quả cao, trước tiên bà con phải chọn nguồn đất phù hợp. Măng tây thích hợp trồng trên đất phù sa, đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất đỏ bazan hoặc đất có độ tơi xốp cao, giàu mùn, giàu chất hữu cơ.
Tùy vào điều kiện địa lý, bà con có thể chọn cách trồng măng tây theo luống đơn hoặc luống đôi. Tuy nhiên trước khi tiến hành trồng măng tây, bà con cần lưu ý cày bừa kỹ, phơi ải, khử chua đất, nhặt sạch cỏ dại, xử lý nấm bệnh và tuyến trùng, san cho bằng phẳng.
2. Một số lưu ý khi chăm sóc cây măng tây
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây măng sẽ cao lớn, tăng dần số lượng thân cây trên một bụi và bung tàn rất rộng.
Bà con chú ý khi cây măng tây phát triển lên từ 5 - 7 nhánh, bà con cần cắt tỉa những cây nhỏ bỏ đi, để cây thoáng gốc, đâm chồi mới. Khi đâm chồi mới thì cây măng tây già sẽ bỏ đi, cây măng mới sẽ giữ lại làm mẹ. Khi cây đạt đường kính từ 60-70 mm, độ tuổi 5-6 tháng, tiến hành cắt tỉa, giữ lại ba cây đẹp nhất để làm mẹ.
Để giúp cây măng đứng thẳng, cần phải đóng cọc, căng dây chống đổ ngả cây. Cọc căng dây đóng theo hàng ngang, khoảng cách mỗi cọc cách nhau 4m, sử dụng sợi dây buộc vào.
Măng tây cho thu hoạch chồi măng non mỗi ngày vì vậy bà con cần cung cấp đều đặn, đầy đủ nước tưới hàng ngày ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng. Thời gian thích hợp nhất để tưới cây là vào sáng sớm hoặc chiều tối. Trong thời gian thu hoạch măng thì tốt nhất nên tưới vào buổi sáng sớm sau khi thu hoạch măng, không nên tưới vào buổi chiều để tránh ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của măng.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về kỹ thuật trồng cây măng tây.
Mong rằng những thông tin trong Chương trình Sổ tay Nhà nông tuần này sẽ đem đến những thông tin hữu ích cho bà con. Chúc bà con thành công với mô hình của mình!
Vui lòng nhập nội dung bình luận.