Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với
điều khoản sử dụng của
báo Dân Việt
Đăng nhập
Email
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Khi nhấn đăng ký đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với
điều khoản sử dụng của
báo Dân Việt
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
SỔ TAY NHÀ NÔNG: Một số bệnh ở cá tầm và cách phòng trị
SỔ TAY NHÀ NÔNG: Một số bệnh ở cá tầm và cách phòng trị
THDV
Thứ ba, ngày 09/01/2024 07:02 AM (GMT+7)
Hiện nay, cá tầm nuôi tại Việt Nam ít mắc các bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu, cá tầm có thể mắc một số bệnh do vi khuẩn (bệnh đường ruột), virus (bệnh hô hấp, bệnh ở gan, ruột) hoặc do nấm gây ra. Hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu về một số bệnh này nhé.
Tìm hiểu một số bệnh thường gặp ở cá tầm và cách phòng trị cùng Sổ tay Nhà nông
Cá tầm là loài cá có giá trị kinh tế cao nên chi phí đầu tư tương đối lớn. Chính vì vậy, trong quá trình nuôi cá, bà con cần đặc biệt lưu ý đến một số bệnh nguy hiểm để tránh thiệt hại cho đàn cá. Trong số phát sóng hôm nay, chương trình Sổ tay Nhà nông sẽ cùng bà con tìm hiểu về nội dung này.
SỔ TAY NHÀ NÔNG: Một số bệnh thường gặp ở cá tầm và cách phòng trị
1. Bệnh do nấm thủy mi gây ra:
Dấu hiệu bệnh: bệnh xảy ra khi cá bị xây xát do vận chuyển. Cá bị bệnh có biểu hiện bơi chậm, kém ăn, có lớp màng trắng phủ bên ngoài vết xước.
Cách phòng và trị bệnh: Thao tác nhẹ nhàng khi vận chuyển cá. Tắm cá bằng nước muối 30‰ trong 10-15 phút. Thả cá đúng mật độ, cỡ cá thả đồng đều.
2. Bệnh đường ruột do vi khuẩn:
Dấu hiệu bệnh: cá bơi lờ đờ, bỏ ăn, bụng căng phồng, hậu môn sưng đỏ. Có dịch màu vàng chảy ra từ hậu môn khi ấn tay nhẹ vào phần bụng cá.
Cách phòng và trị bệnh: khử trùng nước ao, bể nuôi bằng TCCA 90% (viên sủi khử trùng Trichloroisocyanurioacid 90) với liều lượng 25 ppm.
3. Bệnh rận cá:
Dấu hiệu bệnh: Miệng cá, mang và hốc mang, hậu môn, gốc vây bị sưng đỏ, đầu to, mình gầy, da cá chuyển màu xám, cá mất phương hướng.
Cách phòng và trị bệnh: Cách ly cá bị bệnh ngay lập tức. Cho cá bệnh tắm trong nước muối 35 - 40‰ đến khi rận cá rụng xuống đáy bể/chậu.
4. Bệnh do virus:
Dấu hiệu của bệnh: Cá bị nhiễm bệnh có xu hướng giảm ăn, giảm trọng lượng do các biểu mô cảm giác trong cơ quan khứu giác của cá bị nhiễm trùng. Mang của cá bị nhiễm bệnh nhìn có vẻ bị sưng và màu nhạt đi so với màu mang của cá bình thường. Kiểm tra kỹ có thể nhìn thấy những khu vực bị hoại tử riêng biệt.
Cách phòng và trị bệnh: Hiện nay chưa có biện pháp nào kiểm soát và phòng ngừa hiệu quả cho bệnh này vì hiện tại chưa có phương pháp phát hiện virus gây bệnh trong đàn cá bố mẹ.
Trên đây là một số bệnh thường gặp ở cá tầm và cách phòng trị. Chúc bà con thành công với mô hình của mình!
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.