Anh Trung Dân ở xã Trung Bình cho biết: “Bờ kè này cản trở người dân đi lại và vận chuyển hàng hóa, gây thiệt hại về kinh tế cho những người nuôi tôm nên bà con phải đập phá để làm lối đi…”. Ông Nguyễn Văn Nhiệm, nguyên đại biểu Quốc hội, cho biết, khi xây dựng bờ kè, chủ đầu tư đã không quan tâm đến cuộc sống của hàng trăm hộ dân nên từ lúc bờ kè xây xong, chỉ mang lại thiệt hại và phiền phức cho người dân. Người dân phản ánh lên chính quyền nhiều lần nhưng không được giải quyết nên phá bờ kè để tự giải thoát khó khăn”.
|
Người dân phải phá bờ kè để có lối đi lại. |
Theo ông Đặng Minh Hoàng - Chủ tịch UBND xã Trung Bình, xã đã khảo sát và lập biên bản gần 60 hộ gia đình tự ý phá bờ kè. Tuy nhiên, xã thấy việc xây bờ kè cao gần 1m chống nước biển dâng đã gây khó khăn cho người dân sinh sống và sản xuất dọc tuyến lộ. Hiện tại, bờ bao các ao nuôi tôm của người dân ngoài đê đã cao hơn mặt đê, rất kiên cố, nếu nước biển dâng ngập ao tôm thì việc xây đê không có ý nghĩa.
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Thành Trung – Chủ tịch UBND huyện Trần Đề cho hay, huyện đã đề xuất 2 phương án: Cho dân mở kè nhưng có hệ thống đóng mở khẩu và xây tuyến đường gom bên ngoài kè nhưng cấp trên chưa đồng ý. Đến thời điểm này, huyện chưa xử phạt trường hợp nào bởi người dân quá khổ sở với tuyến kè này”.
Ông Dương Quốc Việt – Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Sóc Trăng nói: “Chúng tôi đã kiểm tra, ngăn chặn tình trạng phá bờ kè của người dân, đồng thời sẽ có văn bản kiến nghị Bộ GTVT giải quyết để vừa bảo vệ kè chắn sóng, vừa phục vụ việc đi lại của người dân và bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến đường này…”.
Đức Khánh
Vui lòng nhập nội dung bình luận.