Sử dụng DAP Lào Cai: Giảm ô nhiễm, sản xuất nông nghiệp bền vững

Lê Hoàng Thành Thứ sáu, ngày 03/06/2016 16:16 PM (GMT+7)
Phân DAP Lào Cai là phân bón phức hợp, có tổng hàm lượng dinh dưỡng ≥ 61%, là loại phân có tính chất hóa học trung tính, tan hoàn toàn trong nước nên có thể sử dụng cho đất chua, đất trung tính và đất có tính kềm, sử dụng bón cho đất ngập nước và đất trên cạn.
Bình luận 0

Phù hợp mọi loại đất

Một trong những yếu tố lớn nhất làm giảm hiệu quả sử dụng phân bón là tình trạng rửa trôi gây ra bởi việc bón phân không đúng kỹ thuật. Phân bón khi không được cây trồng sử dụng hết sẽ hòa tan theo nước mặt chảy ra ao, hồ, sông, suối, rửa trôi xuống tầng nước ngầm hoặc bay hơi vào không khí làm ô nhiễm môi trường sống. Đất, cây trồng và phân bón có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Vì thế, việc bón phân phải theo quy tắc “5 đúng” là: Đúng chủng loại phân; bón đúng nhu cầu sinh lý của cây; bón đúng nhu cầu sinh thái; bón đúng vụ, thời tiết và bón đúng phương pháp”.

img

Dây chuyền đóng bao sản phẩm DAP  Lào Cai. Ảnh: H.T

Phân DAP Lào Cai là loại phân có tính chất hóa học trung tính, tan hoàn toàn trong nước dạng H2PO4-, HPO42- nên có thể sử dụng cho đất chua, đất trung tính và đất có tính kềm, sử dụng bón cho đất ngập nước và đất trên cạn.

Đối với cây lúa ĐBSCL, Viện Lúa ĐBSCL và Trường Đại học Cần Thơ phối hợp nghiên cứu và thu thập tư liệu sẵn có đã xây dựng sơ đồ hiệu lực phân bón cho cây lúa vùng ĐBSCL, đưa ra các khuyến cáo bón phân cho lúa theo vùng sinh thái, khuyến cáo này nhằm định hướng cho vùng sản xuất.

Trong chương trình hợp tác nghiên cứu 3 năm (1997-2000) giữa Viện Lúa ĐBSCL và Viện Lúa quốc tế (IRRI) đã đưa ra được khuyến cáo bón phân theo vùng chuyên biệt, nói cách khác là bón phân theo nhu cầu của cây. Khuyến cáo lượng đạm, lân và kali căn cứ vào năng suất ô khuyết và năng suất mục tiêu, với hiệu quả sử dụng đạm, lân và kali ở mức trung bình là 40%, 20% và 50%. Qua kết quả tính toán cho thấy,  trong sản xuất lúa tại ĐBSCL, hiệu quả sử dụng phân lân là rất thấp chỉ khoảng 20%, tức là 100kg lân bón cho lúa thì chỉ có 20kg được cây lúa hấp thụ.

Phân DAP Lào Cai được sản xuất trên dây chuyền thiết bị hiện đại với bản quyền công nghệ của Mỹ và châu Âu. Công ty cổ phần DAP số 2 –Vinachem sử dụng quặng apatit Lào Cai để sản xuất ra Axit Photphoric 48-52% P2O5 có chất lượng cao nên sản phẩm DAP Lào Cai có thể hòa tan trong nước sau 2-4 giờ là kết quả của quá trình xử lý Fluor, cũng như toàn bộ bã thạch cao (CaSO4.2H2O) có đặc tính làm chai cứng đất và các loại hợp chất khó tiêu khác trong quặng apatite đã bị loại bỏ. Trong khi đó, việc sản xuất các loại phân lân cũ không có quá trình loại bỏ các chất làm chai cứng đất này. Phân DAP Lào Cai là phân bón phức hợp, có tổng hàm lượng dinh dưỡng ≥ 61%, trong 100 kg phân DAP Lào Cai có chứa 16kg đạm nguyên chất (N) và 45kg lân nguyên chất dạng dễ tiêu (P2O5).

Cung cấp lân, bổ sung đạm

Trên trang nongnghiep.vn, kỹ sư Trần Anh Kiệt cho rằng nguyên tắc thứ nhất của bón phân theo nguyên tắc 5 đúng là “bón đúng chủng loại phân”. Bón đúng không những đáp ứng được yêu cầu của cây mà còn giữ được ổn định môi trường của đất. Ở đất chua tuyệt đối không bón những loại phân có tính axit cao quá ngưỡng và trên nền đất kiềm không bón các loại phân có tính kiềm cao quá ngưỡng. Điều này đã chứng minh rằng việc phát triển phân 3 màu trong thời gian qua là phù hợp với thực tế sản xuất, các nhà sản xuất NPK như Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền, Công ty cổ phần Phân bón Miền Nam… và trên thế giới hiện nay còn sử dụng phân NPK dạng trộn để sản xuất phân chuyên dùng cho từng loại cây trên từng vùng đất.

Cụ thể, phân chuyên dùng cho lúa ở ĐBSCL chủ yếu là phân dạng trộn giữa urê hạt đục, DAP và kali miếng. Qua thực tế nhu cầu phân DAP ngày càng tăng qua các năm gần đây, đặc biệt năm 2014 Việt Nam nhập khẩu 1,1 triệu tấn DAP bởi vì DAP là phân bón cung cấp lân và bổ sung thêm đạm phù hợp cho mọi loại đất và cây trồng. Đối với các nhà sản xuất NPK thì hiệu suất sử dụng phân lân là 40-45% trong khi theo cách tính toán trên là 20% là nhờ việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và không thể không nói đến việc sử dụng phân DAP là nguồn nguyên liệu chính để cung cấp chất lân. Theo tính toán đơn giản 1kg phân DAP Lào Cai có thể thay thế 2,8kg lân và 0,35kg urê. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem