Sự thật về bức ảnh Tổng thống Putin lộ dấu hiệu 'mặc vest chống đạn'

Phương Đăng (theo AFP) Thứ tư, ngày 01/06/2022 10:58 AM (GMT+7)
Một bức ảnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây được chia sẻ hàng nghìn lần trên mạng cùng tuyên bố rằng ông "đã bắt đầu mặc áo chống đạn" khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine ngày 24/2. Nhưng thực tế bức ảnh đó đã được truyền thông Nga đăng tải từ năm 2017.
Bình luận 0
Sự thật về bức ảnh Tổng thống Putin lộ dấu hiệu 'mặc vest chống đạn' - Ảnh 1.

Bức ảnh Tổng thống Nga Vladimir Putin được chia sẻ hàng nghìn lần trên mạng cùng tuyên bố rằng ông "đã bắt đầu mặc áo chống đạn" khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine ngày 24/2 bằng tiếng Thái Lan trên thực tế được chụp từ năm 2017. Ảnh AFP

Theo AFP Fact Check, một tài khoản mạng xã hội đã lan truyền thông tin Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt đầu mặc áo chống đạn" khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine ngày 24/2 kèm bức ảnh nhà lãnh đạo Nga đang mặc áo vest với phần lưng có các nếp nhăn để làm bằng chứng cho tuyên bố trên.

Bức ảnh và thông tin ông Putin bắt đầu mặc áo chống đạn" khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine ngày 24/2 sau đó được chia sẻ hàng nghìn lần trên mạng.

AFP đã vào cuộc xác minh tính xác thực của bức ảnh này và phát hiện, trên thực tế, bức ảnh đã được chụp từ trước cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga gần 5 năm.

Theo đó, hãng truyền thông Nga Kommersant đã đăng tải bức ảnh vào ngày 4/8/2017 kèm chú thích "Tổng thống Vladimir Putin tại buổi lễ thả cá omul con vào hồ Baikal. Ảnh: Gleb Shchelkunov/Kommersant".

Sự thật về bức ảnh Tổng thống Putin lộ dấu hiệu 'mặc vest chống đạn' - Ảnh 2.

Bức ảnh ban đầu được chụp và đăng tải vào ngày 4/8/2017 trên tờ Kommersant kèm chú thích Tổng thống Vladimir Putin tại buổi lễ thả cá omul con vào hồ Baikal. Ảnh: Gleb Shchelkunov/Kommersant".

Omul là một loài cá trắng thuộc họ cá hồi đặc hữu của vùng hồ Baikal ở Siberia. Trong bức ảnh nguồn do Kommersant đăng tải có thể thấy ông Putin đang thả nhiều con cá nhỏ xuống hồ.

AFP Fact Check là chuyên mục dành riêng để vạch trần những tuyên bố không chính xác về xung đột Nga-Ukraine.

Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, trên các trang mạng xã hội và thậm chí nhiều trang tin, báo lá cải ngập tràn thông tin, hình ảnh và video được mô tả là có liên quan đến cuộc xung đột này. Tuy nhiên sau đó, nhiều thông tin, hình ảnh, video trong số đó được xác định là giả mạo hoặc được đăng tải không đúng hoàn cảnh.

Các chuyên gia đã khuyến cáo người dùng mạng xã hội nên tìm đến những nguồn tin chính thống để theo dõi thông tin về cuộc xung đột, đồng thời tự mình kiểm chứng thông tin trước khi chia sẻ bất cứ thứ gì trên mạng xã hội để tránh trở thành nạn nhân của nạn "tin giả".


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem