Sức hút từ nông nghiệp 4.0: Trồng hoa, bỏ túi 1.000 USD/tháng

Kim Oanh Chủ nhật, ngày 22/04/2018 06:10 AM (GMT+7)
Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNCNC), nông nghiệp 4.0, nâng cao năng lực sản xuất, trình độ tổ chức, quản lý là hướng đi mà ngành NN Đà Nẵng đang hướng tới, bước đầu đã có những hiệu quả đáng kể từ những mô hình kinh tế.
Bình luận 0

Trồng hoa, bỏ túi 1.000 USD/tháng

Sau một thời gian rời quê vào TP.HCM lập nghiệp, anh Nguyễn Ngọc Chương (Tam Kỳ, Quảng Nam) được giới thiệu làm việc tại một công ty nước ngoài chuyên cung cấp hạt giống hoa. Quá trình đi tìm hiểu thị trường, cung cấp giống, anh Chương có cơ hội đến hầu hết các làng hoa nổi tiếng trên khắp cả nước, tiếp xúc với rất nhiều nông dân 3 miền Bắc-Trung-Nam. Nhận thấy tiềm năng của ngành này, anh Chương quyết định thôi việc, về quê hương và chọn khởi nghiệp bằng nghề trồng hoa giỏ.

img

  Mô hình khởi nghiệp NNCNC của anh Phong cung cấp giải pháp trồng rau sạch mang tên H2O Farm theo quy trình chăm sóc, dinh dưỡng và hạt giống tiêu chuẩn châu Âu.  Ảnh: Kim Oanh

"UBND thành phố đã phê duyệt quy hoạch 7 vùng phát triển NNCNC. Đà Nẵng cũng tạo cơ chế khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ nhằm ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”.

Ông Hồ Kỳ Minh - Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng
 

“Trước đây, tôi làm công việc chuyên đi đây đó hỗ trợ kỹ thuật, chọn cây giống phù hợp cho các địa phương, giúp công ty quản lý thị trường hạt giống hoa tại Việt Nam. Có chút kinh nghiệm về trồng hoa, năm 2013, tôi quyết định nghỉ hẳn việc ở công ty để về thuê đất trồng hoa giỏ, cung cấp giống và sản phẩm hoa cho thị trường…”- anh Chương kể.

Tháng 4.2016, anh Chương về Đà Nẵng thuê 6.000m2 đất ở xã Hòa Ninh (huyện Hòa Vang) và bỏ ra gần 500 triệu đồng để đầu tư cơ sở giàn lưới, hệ thống tưới… Sau hơn 2 tháng, vườn hoa nở rộ, bắt đầu cho thu hoạch. Nhờ cách trồng gối đầu liên tục các loại hoa nên chưa khi nào cơ sở của anh thiếu hàng.

 Anh Chương chia sẻ, hoa được cung cấp tại Đà Nẵng và các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi, Bình Định... Hiện tại, với cơ sở tại Đà Nẵng, bình quân mỗi tháng, anh xuất ra khỏi vườn khoảng 1.000 - 1.500 chậu, giá từ 15.000 - 40.000 đồng/chậu (tùy loại). Sau khi trừ chi phí, anh Chương kiếm được 20 triệu đồng/tháng...

Đa số các loại hoa  trồng từ 70 - 90 ngày là có thể xuất bán, nhưng cũng có loại 6 tháng như hoa cát tường, thu hải đường... Mô hình trồng kinh doanh hoa giỏ treo tuy không mới nhưng không phải ai muốn cũng làm được, bởi đòi hỏi phải am hiểu kỹ thuật.  “Tuy nhiên, thời tiết miền Trung thất thường, hoa có nhiều bệnh, phải đầu tư theo mô hình khép kín giàn lưới, hệ thống tưới tự động mới lâu dài”- anh Chương thổ lộ.

Ngoài trồng hoa, cơ sở  của anh còn cung cấp, phân phối các cây lá kiểng, cây thành phẩm, cây ăn trái các loại...

Ứng dụng công nghệ cao triệt để

Ngoài mô hình trên, Đà Nẵng còn nhiều mô hình nông nghiệp hiệu quả ứng dụng công nghệ cao đem về thu nhập cho người nông dân. Như mô hình trồng lan cắt cành của anh Lê Thành Trung (phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng), mô hình trồng lan mokara của anh Nguyễn Xuân Hùng (ở xã Hòa Châu, Hòa Vang, Đà Nẵng), trồng rau sạch, trồng rau sạch thủy canh mô hình nhà kính…

Đang có công việc ổn định, anh Nguyễn Quốc Phong (SN 1985, quê Quảng Nam, trú tại Đà Nẵng) đã quyết định bỏ ngang công việc 25 triệu đồng/tháng tại một tập đoàn viễn thông về mày mò nghiên cứu, thử nghiệm trồng rau thủy canh-vườn rau nhà phố. Sau 1 năm khởi nghiệp, hiện anh đang cung cấp các giải pháp trồng rau thủy canh mô hình nhà phố, thiết kế mô hình trồng rau thủy canh cho các cá nhân, doanh nghiệp, trang trại sản xuất.

Còn anh Lê Thành Trung (phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) trồng trên 4.000 cây phong lan mokara cắt cành với diện tích 1.000m2. Mỗi tháng anh Lê Thành Trung thu nhập hơn 25 triệu đồng từ mô hình này. Anh Trung cho biết, việc đầu tư trồng lan cắt cành đòi hỏi phải am hiểu kỹ thuật, đầu tư xây dựng hạ tầng sản xuất. Như mô hình của anh, việc xây dựng hệ thống nhà lưới, hệ thống tưới phun sương tốn gần 500 triệu đồng cơ sở đầu tư ban đầu…

Sau một thời gian phát động (từ ngày 14/10/2017 đến ngày 15/4/2018), BTC Cuộc thi "Tôi là Nông dân 4.0" đến nay đã nhận được tổng số: 968 hồ sơ hợp lệ, 10 hồ sơ không hợp lệ do quá hạn và không có xác nhận dấu của địa phương. 
Các hồ sơ được gửi về chủ yếu thông qua 3 kênh:
+ Do Hội ND các tỉnh gửi về 
+ Do báo chí hỗ trợ nông dân gửi 
+ Các cá nhân, nhóm nông dân gửi tự do

Đến thời điểm này, Ban tổ chức đã kết thúc nhận hồ sơ cuộc thi "Tôi là Nông dân 4.0", xin cám ơn các cấp hội, bà con nông dân đã quan tâm đến cuộc thi.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem