Arbat (2015)
Ngay từ tiêu đề Arbat hay Arpat trong tiếng Thái Lan nghĩa là “bạo hành tăng ni”, bộ phim do đạo diễn Kanittha Kwunyoo dàn dựng đã gây chú ý và tranh cãi dữ dội.
Phim kể về một chàng trai trẻ bị cha ép lên chùa tu hành. Nơi cửa Phật, anh có tình cảm và quan hệ xác thịt với một cô gái trong vùng.
Bên cạnh những sự kiện kinh dị xảy ra trong ngôi chùa, nhiều cảnh phim trần trụi và nóng bỏng giữa nhà sư hôn cô gái, uống rượu, dùng thuốc phiện và quan hệ tình ái với nữ giới... Những tình tiết này khiến nhiều người lên án phim bôi nhọ nhà chùa và đạo Phật trên đất Thái.
Trailer phim Arbat.
Dù phim dự kiến công chiếu vào hôm 15.10 nhưng đã Bộ Văn hóa nước này cấm chiếu bộ phim này với lý do nội dung báng bổ Phật giáo và sẽ phá hỏng niềm tin của quần chúng xứ Chùa Vàng. Sau cùng, các nhà sản xuất đã phải tiến hành cắt bỏ cảnh nhạy cảm, đổi tên phim để tác phẩm được ra rạp.
Jan Dara the Beginning (2012)
Bộ phim có tên tiếng Việt là Đứa con oan nghiệt hay Mẹ kế, chuyển thể từ tiểu thuyết của nhà văn Usana Phleungtham, được coi là kinh điển và được đánh giá cao trong nền văn học Thái Lan.
Tác phẩm ba lần được chuyển thể thành phim điện ảnh, trong đó có hai phiên bản bị gắn mác 18+và gây xôn xao dư luận Thái vào năm 2001 và 2012.
Chuyện phim bám sát nguyên tác, lấy bối cảnh Bangkok thập niên 1930 và miêu tả mối tình loạn luân giữa một chàng trai tuổi vị thành niên với người tình của cha. Điều này dẫn đến xung đột giữa hai cha con và ngày càng trở nên gay gắt.
Ngoài ra phim còn xuất hiện những cảnh phô bày điểm nhạy cảm của các diễn viên cùng hàng loạt tình tiết táo bạo khác như cảnh sex đồng tính nữ, cảnh cưỡng hiếp và nạo phá thai. Phim còn thu hút người xem nhờ có "hoàng tử màn ảnh" Mario Maurer đóng vai đứa con tội lỗi - Jan Dara.
Bộ phim được coi là một trong tác phẩm điện ảnh của Thái Lan gây tranh cãi nhất màn ảnh châu Á. Tại thị trường Singapore, phim bị cắt bỏ hoàn toàn các cảnh đồng tính nữ.
Trailer nóng bỏng của Mẹ kế.
The Protector 2 (2013)
Bộ phim nói về hành trình đi tìm voi thiêng của một chàng võ sĩ là hậu duệ cuối cùng của dòng họ chuyên bảo vệ voi chiến nước Thái. Phim gây tiếng vang nhờ những cảnh hành động đậm mùi bạo lực không sử dụng diễn viên đóng thế và kỹ xảo điện ảnh.
Tất cả nhờ công lớn của ngôi sao võ thuật Tony Jaa thủ vai chính. Anh là người thực hiện toàn bộ các cảnh võ thuật có độ khó cao. Trong phim tài tử áp dụng lối tấn công đậm chất Muay khiến nhiều người xem cảm thấy choáng váng.
Nhiều cảnh giao đấu như chặt gãy cổ hay đánh gãy sống lưng tái hiện chân thực lên hình. Đây cũng là bộ phim giúp tên tuổi Tony Jaa nổi tiếng khắp thế giới và được mệnh danh là "Lý Tiểu Long xứ Chùa Vàng”.
Khi phim được phát hành tại Mỹ nhưng đã bị cắt bớt 25 phút cảnh bạo lực và dán nhãn 17+. Kết quả phim thắng lớn khi thu về hơn 25 triệu USD doanh thu toàn cầu, trở thành một trong những tác phẩm võ thuật châu Á ăn khách.
Bangkok Love Story (2007)
Bộ phim đề tài đồng tính của đạo diễn Poj Arnon về một sát thủ giết thuê (Chaiwat Thongsang) nảy sinh tình cảm với một cảnh sát (Ratanabanrang Tosawat) mà anh được thuê để giết.
Phim xuất hiện nhiều cảnh đồng tính của hai nhân vật chính được thể hiện một cách hết sức chân thực nhờ những màn “khóa môi” thật do chính Thongsang và Tosawat thể hiện. Ở ngoài đời, cả hai sao nam đều khẳng định họ không phải người đồng tính.
Bộ phim có nhiều cảnh nhạy cảm và liên quan đến giới tính thứ ba trong giới cảnh sát, cảnh sát yêu sát thủ. Vì vậy ngay khi phim còn ở khâu tiền kỳ đã gặp phải sự phản đối từ lực lượng Cảnh sát hoàng gia Thái Lan.
Trailer phim Bangkok Love Story.
Syndromes and A Century (2006)
Đây là một bộ phim của đạo diễn Apichatpong Weerasethakul, khiến đạo diễn gặp nhiều rắc rối trong khâu kiểm duyệt.
Theo đó Ban kiểm duyệt Liên đoàn điện ảnh Thái yêu cầu xóa bỏ bốn cảnh nhạy cảm, gồm hình ảnh bác sĩ hôn nhau và uống rượu trong giờ làm việc ở bệnh viện, cảnh nhà sư chơi đàn và nghịch đĩa bay bằng điều khiển từ xa. Khi tác phẩm được ra rạp, những đoạn bị cắt được thay thế bằng hình nền đen và không có âm thanh.
Năm 2009, phim được bình chọn tác phẩm là Phim hay nhất thập kỷ đầu tiên thế kỷ 21 tại Liên hoan phim Toronto. Sau đó được Viện phim Anh xếp vị trí thứ 7 trong danh sách 10 phim xuất sắc của năm. Đạo diễn Weerasethakul cũng giành Cành Cọ Vàng nhờ bộ phim tại LHP Cannes.
Blissfully Yours (2002)
Trước bộ phim gây tranh cãi Syndromes and A Century (2006), đạo diễn Apichatpong Weerasethakul từng giới thiệu tới công chúng một bộ phim thứ hai trong sự nghiệp làm đạo diễn của anh.
Phim xuất hiện nhiều nội dung khiến dư luận và công chúng chỉ trích khá nặng nề bởi những cảnh tình dục trần trụi, để lộ bộ phận nhạy cảm của diễn viên nam. Thậm chí bản DVD phát hành ở thị trường Thái Lan còn bị ban kiểm duyện nước này mạnh tay cắt 10 phút cảnh thân mật táo bạo .
Tác phẩm lần đầu ra mắt tại LHP Cannes 2002 và giành chiến thắng hạng mục Nhãn quan độc đáo (Un Certain Regard).
Trailer phim Blissfuly Yours.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.