Suýt chết vì chủ quan với sốt xuất huyết

Diệu Linh Thứ hai, ngày 24/08/2015 18:25 PM (GMT+7)
Bất chấp nỗ lực tuyên truyền, vận động của cán bộ y tế, người dân nhiều nơi vẫn chủ quan với việc phòng chống căn bệnh nguy hiểm sốt xuất huyết (SXH). Thời điểm này, khi mùa mưa đến, bệnh nhân SXH đang tăng mạnh ở các địa phương.
Bình luận 0

Sốc mới cấp cứu

3 mẹ con chị N.K.A (Hoàng Mai, Hà Nội) đều phải nhập viện trong tình trạng sốt cao, đau đầu dữ dội, đau nhức xương khớp. Lúc đầu chị A chỉ nghĩ mấy mẹ con bị sốt virus nên lây lẫn nhau, chỉ uống thuốc hạ sốt. Nhưng đến ngày thứ 3, chị A và con trai 10 tuổi đều thấy mệt lả, sốt cao đến 40 độ nên vội vã nhập viện. Xét nghiệm cho thấy cả ba mẹ con chị đều bị sốt xuất huyết.

img

Cán bộ y tế tại phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, nhắc nhở người dân diệt bọ gậy. Ảnh: Tuấn Kiệt

Tương tự, anh T.V.H (Thanh Trì) bị sốt xuất huyết nhưng lại nghĩ mình bị sốt virus, do sốt cao nên cơ thể nổi ban mẩn đỏ. Là lao động ngoại tỉnh lên Hà Nội kiếm sống nên anh tiết kiệm tiền, không đi khám, chỉ uống thuốc hạ sốt. Đến khi bị đau bụng, buồn nôn, đi ngoài ra phân đen, bạn bè mới đưa anh đi cấp cứu. Lúc đó tình trạng xuất huyết đã nghiêm trọng, bác sĩ phải truyền cho anh mấy bịch máu cơ thể mới ổn định.

Theo PGS-TS Nguyễn Văn Kính – Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư, vào khoảng thời gian này, mỗi tuần, bệnh viện nhận hàng chục ca cấp cứu do SXH. Đáng nói, nhiều ca bệnh rất nặng, rơi vào tình trạng sốc, trụy mạch, suy đa phủ tạng, phải điều trị tích cực. “Người dân chủ quan, thiếu hiểu biết nên cứ tự suy đoán mình bị sốt virus, sốt phát ban nên tự điều trị. Đến lúc bệnh nhân bị sốc, ly bì mới đưa đi cấp cứu” – TS Kính cho biết.

Theo PGS-TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), đang mùa mưa nên số ca mắc SXH gia tăng, đặc biệt là ở các điểm nóng như TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Khánh Hòa, Đồng Nai... Đây là các “ổ dịch” SXH, hàng năm đến thời điểm nắng nóng, mưa nhiều đều gia tăng mạnh các ca bệnh. Tại TP.HCM, từ đầu năm đến nay ghi nhận khoảng 6.200 trường hợp, tăng 47% so với cùng kỳ năm 2014. Các điểm nóng là quận 8, Thủ Đức, Bình Chánh, Hóc Môn, Bình Tân... Còn ở Hà Nội cũng đã có gần 900 ca SXH kể từ đầu năm đến nay. Số ca mắc tăng nhanh từ đầu tháng 7 đến bắt đầu mưa nhiều.

Theo tin từ Sở Y tế Tiền Giang, số ca mắc SXH đến thời điểm này đã tăng 73% so với cùng kỳ năm ngoái với trên 700 ca SXH.  

Nhiều người coi thường sốt xuất huyết

“Nhiều người thờ ơ, cho rằng mình đã mắc SXH rồi thì không bị lại nữa, nên không phòng ngừa, cũng không quan tâm đến môi trường xung quanh mình, để cho muỗi phát triển” – ông Nguyễn Nhật Cảm – Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết.

Theo ông Cảm, có đến 40% bệnh nhân SXH là lao động tự do ngoại tỉnh, đặc biệt là ở quận Thanh Trì, Hoàng Mai. Ông Cảm phân tích, tại các quận, huyện này cư dân đông, chật chội, nhiều vùng nước tù đọng, các dụng cụ phế thải, phế liệu đọng nước trở thành ổ bọ gậy. Đồng thời, điều kiện sống của lao động ngoại tỉnh cũng khó khăn, ăn ngủ tạm bợ, dễ bị muỗi mang vi khuẩn SXH đốt, sau đó lại từ người này mang qua cho người khác.

TS Phu cũng nhận định, trong việc phòng ngừa bệnh SXH, mọi người thường chỉ chú trọng tới các vũng nước lớn, thùng, lu đựng nước, khơi thông ao nước tù đọng mà bỏ quên các vũng nước đọng nhỏ như chai lọ vỡ, các túi bóng đọng nước, hốc cây, lọ cắm hoa… “Mọi người thường cho rằng dẹp các vũng nước bẩn thì muỗi sẽ không còn. Thực tế, muỗi ưa sạch sẽ, chỉ đẻ ở các vũng nước trong. Cho dù vũng nước chỉ nằm trong mảnh chai lọ vỡ cũng có thể trở thành “nơi trú ngụ” của bọ gậy” – TS Phu nhấn mạnh.

Đồng thời, theo TS Phu, nhiều người dân thấy có cán bộ y tế đến phun thuốc muỗi rồi là yên tâm gác chân nằm ngủ không mắc màn. Tuy nhiên, phun hóa chất chỉ diệt được muỗi chứ không diệt được bọ gậy hoặc muỗi từ nơi khác bay đến. Khi thuốc nhạt đi, bọ gậy nở thành muỗi thì bệnh SXH lại có nguy cơ bùng phát. “Nhiều nơi cán bộ y tế cứ quay đi thì người dân lại “quên” phòng ngừa. Trong khi để diệt bọ gậy triệt để, ngăn chặn sự phát triển của muỗi thì người dân cần phải “tuần tra” hàng tuần, xử lý hết các vũng nước đọng. Người dân cũng nên cẩn thận nằm màn để tránh bị muỗi đốt” – TS Phu cho biết.

Theo TS Trần Đắc Phu, đáng tiếc nhiều người dân đã không cộng tác với cán bộ y tế, cho rằng việc nhắc nhở, kiểm tra là “phức tạp”, “rách việc”. Có người cũng cho rằng hóa chất phun muỗi độc hại nên không cho cán bộ y tế phun thuốc. 

Một người có thể mắc SXH nhiều lần

TS Trần Đắc Phu cho biết: SXH lưu hành 4 týp từ D1 đến D4. Người dân có thể mắc SHX nhiều lần, mỗi lần một týp khác nhau, lần mắc sau bệnh thường nặng hơn lần mắc trước. Khi người dân bị sốt cao từ 2-3 ngày, cơ thể phát ban, mệt mỏi mà trong vùng lại có người mắc SXH thì cần nghi ngờ ngay mình bị SXH, cần đi khám để được chẩn đoán đúng”.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem