Trong đó, trung bình mỗi ngày có hơn 134.200 người đi và đến sân bay, tăng khoảng 17.500 lượt so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, tần suất bay trung bình đạt 820 lượt chuyến mỗi ngày, tăng 70 chuyến so với Tết năm ngoái.
Đáng lo ngại khi các hãng hàng không trong nước đang ước tính tăng trưởng 8-10%, cùng với đó là sự xuất hiện của hàng hàng không Bamboo Airways sàng khiến cho áp lực vận tải đè nặng hơn lên hạ tầng sân bay Tân Sơn Nhất.
Sân bay Tân Sơn Nhất đang quá tải.
Việc sân bay Tân Sơn đang ngày càng trở nên quá tải so với công suất khiến cho sân bay này hàng ngày phải “gồng mình” lên để chịu đựng nhưng với lượng khách tăng trưởng mạnh mẽ cũng không thể tránh khỏi việc “tắc nghẽn” dẫn tới chậm huỷ chuyến bay diễn ra khá nhiều.
Được biết, mỗi ngày cao điểm Tết Kỷ Hợi, sân bay Tân Sơn Nhất (TSN) “gồng mình” đón 900 lượt cất hạ cánh, phục vụ trung bình 142.000 lượt hành khách. Với hạ tầng yếu kém như hiện nay, sân bay Tân Sơn Nhất luôn là “chảo lửa” khiến hành khách mức xúc. Còn các doanh nghiệp hàng không cũng tốn hàng triệu USD vì những chi phí phát sinh.
Trước thực trạng, Tân Sơn Nhất đang trở nên quá tải và cần phải được “giải cứu”, Bộ GTVT đã đưa ra nhiều giải pháp để giải quyết việc quả tải này nhưng đến nay vẫn chưa cho thấy hiệu quả nhất định. Đáng chú ý, việc quá tải, máy bay huỷ chuyến đang có xu hướng gia tăng mạnh hơn trong thời gian gần đây.
Các chuyên gia hàng không đã từng đưa ra nhiều nhận định và giải pháp khác nhau về thực trạng quá tải sân bay Tân Sơn Nhất, nếu giảm được 5 phút bay/chuyến thì mỗi năm sẽ tiết tiết kiệm được 100 tỷ đồng. Thế nhưng, với việc phải bay “lòng vòng” trên trời từ 15’ – 30’ vì sân bay quá tải đã “ngốn” của các doanh nghiệp hàng không hàng triệu USD.
Theo tính toán của các chuyên gia, chi phí vận hành sẽ tăng phụ thuộc vào các loại máy bay tăng từ 8.000 - 12.000 USD/h, lượng dầu sẽ tiêu hao thêm khoảng 2 - 3 tấn dầu/chuyến bay. Trung bình, một máy bay mỗi ngày có lịch khai thác 4 chuyến nội địa, riêng Vietnam Airlines trong giai đoạn cao điểm khai thác 400 chuyến bay/ngày. Điều đó cho thấy đơn vị này có thể thiệt hàng triệu USD mỗi ngày.
Do vậy, đã đến lúc việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất là cấp thiết, tính theo đúng lộ trình việc mở rộng sân bay này sẽ phải hoàn thành nhà ga T3 vào năm 2020. Tuy nhiên, không hiểu sao ngành giao thông vẫn chậm trễ và chưa thực hiện các phương án tối ưu để xây dựng, mở rộng Tân Sơn Nhất.
Theo nguồn tin của PV, để “cứu” sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ GTVT đã có 2 phương án để thực hiện việc này là đề án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất theo đề xuất là của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) và Công ty Hàng không Lưỡng dụng Ngôi Sao Việt (Vietstar).
Tuy nhiên, đến nay 2 đề án không thể thực hiện cùng 1 lúc (vì có nhiều tranh cãi giữa 2 đề án này) dẫn tới tiến độ giải “cứu” Tân Sơn Nhất chưa được thực hiện. Trong khi đó, việc “tắc nghẽn” Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất đang ở mức độ nghiêm trọng thì việc sớm đưa vào khảo sát và thực hiện các dự án là rất cấp thiết. Nếu đề án đã được Chỉnh phủ thông qua, vậy tại sao Bộ GTVT vẫn chưa thực hiện?
Theo ông Trần Doãn Mậu, Giám đốc Cảng vụ Hàng không Miền Nam, cao điểm trước Tết vào ngày 2.2 (28 tháng Chạp), có đến 900 lượt máy bay cất, hạ cánh - mức cao nhất từ trước tới nay. Riêng ngày cao điểm sau Tết (10/2 - Mùng 6 tháng Giêng) cũng có đến 890 lượt chuyến.
Ông Đỗ Tất Bình, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, để giảm bớt “gánh nặng” về điểm đỗ máy bay, ACV đã gấp rút hoàn thành dự án mở rộng sân đỗ máy bay phía Bắc, cung cấp thêm 8 vị trí đỗ máy bay.
Một công trình khác đang được gấp rút thi công hoàn thành trước Tết là dự án mở rộng sân đỗ máy bay (khu vực 20 ha đất quân sự bàn giao) giúp tăng thêm 29 vị trí đỗ. Tổng mức đầu tư của hai dự án khoảng 1.770 tỷ đồng. Như vậy, dịp này TSN sẽ có thêm 83 vị trí sân đỗ.
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.