Tại sao ngành này cực dễ xin việc, mới ra trường mà lương cao 18 - 20 triệu đồng/tháng?

P.V Thứ bảy, ngày 30/04/2022 10:12 AM (GMT+7)
Theo đánh giá của các chuyên gia, nhu cầu nhân lực ngành thú y ngày càng tăng cao, đây là ngành cực “hot”, dễ xin việc nhất trong nhiều năm tới.
Bình luận 0

Giới thiệu về ngành thú y

Ngành thú y là ngành nghiên cứu ứng dụng những nguyên tắc của y học trong chẩn đoán và điều trị bệnh cho động vật: gia súc, gia cầm, thú cưng, động vật nuôi trong sở thú, động vật hoang dã.

Theo học ngành thú y, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức dịch tễ học, biểu hiện lâm sàng, kỹ thuật chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh chuyên biệt, về ngoại khoa, giải phẫu bệnh và pháp luật liên quan đến phòng chống dịch. 

Bên cạnh đó, sinh viên được trang bị kỹ năng lâm sàng và phi lâm sàng, các quy trình kỹ thuật trong chẩn đoán, điều trị bệnh cho vật nuôi, phòng chống dịch bệnh cho động vật; kỹ năng tư vấn về kỹ thuật, công nghệ và kinh doanh trong lĩnh vực thú y theo định hướng mang lại lợi ích kinh tế…

“Khát” nhân lực ngành Thú y - Ảnh 1.

Thông tin tuyển sinh ngành thú y của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Nguồn: VNUA.

Đặc biệt, sinh viên ngành thú y còn có khả năng vận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến thú y vào lĩnh vực sản xuất vaccine và dược phẩm thú y; sử dụng máy vi tính với các phần mềm văn phòng và phần mềm phân tích thống kê cho việc lưu trữ dữ liệu, phân tích thống kê, lập báo cáo, trình bày báo cáo; tổ chức, điều hành hoạt động phòng khám thú y.

Cơ hội nghề nghiệp rộng mở cho bác sĩ thú y

Sinh viên tốt nghiệp với tấm bằng bác sĩ thú y có thể làm việc tại các vị trí sau:

Cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về thú y như: Cục Thú y, chi cục thú y tỉnh, cơ quan thú y vùng, trạm thú y cấp huyện, trạm kiểm dịch động vật cửa khẩu, biên giới.

Cán bộ quản lý, kỹ thuật tại các công ty doanh nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y và thủy sản trong nước cũng như nước ngoài.

Nhân viên tại các khu bảo tồn động vật hoang dã, thảo cầm viên, cơ quan nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật thú y, cơ sở chăn nuôi, cơ sở chế biến thực phẩm, chế biến thủy hải sản, các cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái, phòng mạch, bệnh xá, phòng xét nghiệm thú y.

Bác sĩ điều trị và tư vấn chuyên môn trong các trang trại, bệnh viện thú y, phòng mạch thú cảnh.

Giảng viên, nghiên cứu viên ở các trường đại học, cao đẳng, viện và trung tâm nghiên cứu chuyên sâu về thú y và an toàn thực phẩm.

Làm chủ doanh nghiệp kinh doanh về dịch vụ và tư vấn trong lĩnh vực thú y.

“Khát” nhân lực ngành Thú y - Ảnh 2.

Phẫu thuật triệt sản thu tế bào trứng phục vụ nghiên cứu cấy phôi trên chó tại Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: VNUA.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – "Nôi" đào tạo bác sĩ thú y

Học viện Nông nghiệp Việt Nam được coi là "nôi" đào tạo bác sĩ thú y đầu tiên tại Việt Nam. 

Tính đến nay, Học viện đã đào tạo cho đất nước trên 10.000 bác sĩ thú y, thạc sĩ và tiến sĩ ngành thú y phục vụ cho công tác thú y trong cả nước.

Chương trình đào tạo bác sĩ thú y tại Học viện đã được xây dựng và rà soát hàng năm nhằm đạt được năng lực cốt lõi theo Tổ chức Thú y thế giới (OIE), các trường đào tạo thú y châu Á, Đông Nam Á và yêu cầu thực tiễn ngành thú y Việt Nam. 

Chương trình bao gồm đầy đủ khối kiến thức, kỹ năng đại cương, cơ sở, chuyên môn ngành thú y; kiến thức kỹ năng mềm, tin học, ngoại ngữ, quản lý kinh tế và môi trường. 

Đặc biệt, chương trình đào tạo ngành thú y còn tăng thời lượng cho kỹ năng tay nghề lâm sàng, phi lâm sàng và thực địa sản xuất.

“Khát” nhân lực ngành Thú y - Ảnh 3.

Sinh viên ngành thú y, Học viện Nông nghiệp thực hành tại Phòng Thí nghiệm Trọng điểm Công nghệ sinh học Thú y (ISO 17025:2005). Ảnh: VNUA.

Hoạt động học tập của sinh viên ngành thú y luôn nhận được sự quan tâm, đồng hành, hỗ trợ của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi thú y như: Công ty cổ phần Dược và Vật tư Thú y Hanvet, Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam,... 

Trong quá trình học tập, sinh viên xuất sắc, sinh viên giỏi và sinh viên nghèo vượt khó có cơ hội nhận được học bổng của các doanh nghiệp ký kết hợp tác với Học viện và Khoa Thú y.

“Khát” nhân lực ngành Thú y - Ảnh 4.

Bệnh viện Thú y lớn nhất miền Bắc của Học viện Nông nghiệp Việt Nam đi vào hoạt động từ năm 2019. Ảnh: VNUA.

Học viện chú trọng xây dựng cơ sở vật chất khang trang với các phòng học lý thuyết hiện đại, phòng thí nghiệm có thiết bị tiên tiến để phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của giảng viên, sinh viên ngành Thú y. 

Học viện thành lập Bệnh viện Thú y với tổng số vốn đầu tư gần 100 tỷ đồng trong khuôn viên rộng hơn 5 hecta để chăm sóc, điều trị bệnh cho vật nuôi, đồng thời tạo điều kiện để sinh viên được thực hành, thực tập tại một môi trường hiện đại và chuyên nghiệp nhất miền Bắc.

Trong những năm qua, Học viện đã có nhiều thành tựu đáng nổi bật trong nghiên cứu khoa học về lĩnh vực thú y. 

Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc phát hiện, khống chế dịch bệnh trên động vật nuôi trong nước và ngăn ngừa xâm nhập nhiều bệnh mới nổi vào Việt Nam, góp phần bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, đồng thời hạn chế lây truyền bệnh từ động vật sang người…

Với những kiến thức, kỹ năng được trang bị một cách bài bản, khoa học, trên 90% sinh viên ngành Thú y có việc làm trong 12 tháng sau khi tốt nghiệp với mức lương hấp dẫn từ 10-20 triệu đồng.

Nếu bạn yêu thích ngành Thú y và mong muốn học tập tại ngôi trường có bề dày truyền thống lịch sử này, hãy nhanh tay đăng ký vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam, mã trường: HVN, mã nhóm ngành: HVN23.

Thông tin liên hệ: Điện thoại: 024.6261.7578, 024.6261.7520, 0961.926.639, 0961.926.939

Website: https://www.vnua.edu.vn/. Facebook: www.facebook.com/tuyensinhvnua.edu.vn.

Thông tin tuyển sinh năm 2022 của Học viện Nông nghiệp tra cứu tại đây Website: https://www.vnua.edu.vn/

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem