Trong những ngày nhiều địa phương trên cả nước thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) vẫn phải duy trì ổn định lịch phát sóng của các chương trình truyền hình, trong đó có talk - gameshow. Và chính điều này đã đặt những người làm truyền hình vào những thách thức không nhỏ. Nhất là việc phải giải bài toán "ghi hình không có khán giả trực tiếp nhưng vẫn phải đảm bảo được chất lượng và cảm xúc cho chương trình".
Các ê-kíp sản xuất chương trình đã buộc phải "tương kế, tự kế", "có khó ló cái khôn"... để thay đổi hình thức thể hiện (format) của từng chương trình phù hợp với bối cảnh thực tế. Nhiều chương trình đã làm tốt điều này, thậm chí còn tạo ra những hình thức mới, hấp dẫn hơn. Nhưng cũng có nhiều ê-kíp chương trình "dở khóc, dở mếu" vì không có khách mời/người chơi là không thể làm gì được. Chẳng hạn như: Đường lên đỉnh Olympia, Vui khoẻ có ích, Ai là triệu phú...
Dân Việt đã có cuộc trò chuyện với Nhà báo Phan Long - Phó trưởng Ban Thanh thiếu niên, Đài Truyền hình Việt Nam để có cái nhìn rõ nét hơn về việc sản xuất talk-gameshow trong bối cảnh đặc biệt.
Ông có thể cho biết, các đơn vị sản xuất chương trình của VTV đã đối diện với những khó khăn nào khi thực hiện ghi hình các talk – gameshow không có khán giả giữa thời điểm giãn cách?
- Có thể nói, dịch bệnh đã đặt ra rất nhiều thách thức không chỉ riêng với các ê-kíp sản xuất talk – gameshow mà với tất cả những người làm công tác truyền hình. Khó khăn phải kể đến đầu tiên với những chương trình có sự tham gia của khách mời đó là việc đưa khách mời, người chơi đến trường quay để thực hiện ghi hình.
Chương trình "Bữa trưa vui vẻ" của VTV6 phải kết nối với khách mời bằng hình thức trực tiếp. Ảnh: BTVV.
Chúng tôi đã buộc phải chuyển đổi sang hình thức trực tuyến nên việc tương tác nói chuyện, giao lưu, khai thác khách mời gặp khó khăn hơn rất nhiều so với thực hiện trực tiếp. Tạo cảm xúc cho chương trình cũng gặp khó khăn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.