Tận mắt thấy "thợ săn ong rú" mình trần leo cây lấy mật

Công Xuân Thứ ba, ngày 26/07/2016 06:30 AM (GMT+7)
Ong rú có kích cỡ nhỏ hơn cả đồng loại ong ruồi, ong mật và đặc biệt là nọc của loại ong này khi bị chích đốt không gây nguy hiểm, cho nên nhiều "thợ săn" khi phát hiện tổ ong rú sẵn sàng cởi áo để leo lên cây thu lấy mật.
Bình luận 0

Sau gần cả tháng tìm kiếm, anh Lê Trường Thịnh (35 tuổi), một "thợ săn ong" có tiếng ở xã Nghĩa Lâm, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) gọi điện thoại báo tin vui: "Đã phát hiện 1 tổ ong rú khá lớn".

       img  Một tổ ong rú được "thợ săn" phát hiện

Tuy cùng là loài cho mật, thế nhưng theo nhiều người chuyên đi tìm, thu ong rừng lấy mật về bán thì việc tìm thấy được tổ của ong rú là sự một sự may mắn.

"Ong rú rất ít, số lượng "thành viên" trong đàn và kích cỡ tổ cũng nhỏ hơn nhiều lần so với đồng loại ong mật, hay ong ruồi. Bên cạnh đó đặc tính của loại này chủ yếu làm tổ trong bộng cây... nên không dễ để tìm thấy. Mật ong rú chữa được nhiều bệnh và sử dụng chế biến mỹ phẩm để làm đẹp cho nên rất được ưa chuộng. Riêng ở Quảng Ngãi, nhiều người đặt, tìm mua loại mật ong này với giá lên đến 2 triệu đồng/lít mà còn không có hàng", nhiều thợ săn ong giải thích.

img

Dùng nhang có quấn cây tươi để tạo khói đuổi ong ra khỏi tổ

img

Dùng khói để xua ong bay đi bớt

Anh Thịnh xác nhận: "Không ít người kinh nghiệm 2-3 năm đi săn ong, với số lượng đàn ong ruồi, ong mật tìm thấy lên tới 20-40 tổ/người; thu về nhiều chục lít mật... thế nhưng lại không tìm thấy tổ ong rú nào. Riêng bản thân tôi thì may mắn hơn, vì đây là tổ ong rú thứ 2 tìm thấy trong mùa năm nay".

img

Đưa tổ ong trên cây xuống đất

Không như khi săn các loại ong tự nhiên khác, trước khi vào tổ để lấy mật, "thợ săn" phải mặc áo quần dài, sử dụng khăn trùm kín mặt để tránh bị đốt, gây hại và nguy hiểm cho tính mạng... thì việc lấy mật ong rú khá dễ dàng.

img

Một tổ ong rú nguyên vẹn

img

Gần 2/3 phần dưới tổ ong bị tách rời do chủ yếu chỉ là sáp và ong con.

Anh Thịnh cho biết: Do ong rú có kích cỡ nhỏ hơn và chỉ bằng 1/2 đến 2/3 so với đồng loại cho mật khác và đặc biệt ít chích đốt và  không gây nguy hiểm gì cho "thợ săn", cho nên có thể ở trần leo lên tổ của loại ong này lấy mật mà không sợ bị chích đốt.

Và để chứng minh cho lời nói của mình, sau khi sử dụng một nắm nhang và đốt, rồi dùng một ít cây cỏ tươi quấn xung quanh để tạo khói, xua đuổi ong, anh Thịnh cởi bỏ áo, mang theo dao để chặt phát cành cây che chắn xung quanh... rồi trèo lên cây.

img

Phần tổ phía trên, nơi chứa mật nhiều nhất

Qua quan sát thì sau khi đưa nắm nhang có quấn cây cỏ khô sát vào phía dưới tổ được một vài phút để xua đuổi cho ong bay đi bớt, anh Thịnh dùng tay gạt bỏ số ong còn đang tiếp tục bám rồi dùng dao chặt cành cây có tổ và từ từ trèo xuống.

img

img

 Mật ong rú đang được vắt ra từ phần cuống trên của tổ.

Qua quan sát thì dù được xem là khá lớn, thế nhưng tổ ong rú này có kích cỡ chỉ to bằng vành chiếc mũ cối.

Sau khi bẻ bỏ gần 2/3 phần tổ ở phía dưới, với lời giải thích đó là phần sáp, ong non, anh Thịnh nhẹ nhàng đặt phần còn lại bao tròn cành cây vào chậu nhựa mang theo và bắt đầu vắt, thu về được khoảng 250ml mật.

Đưa tay chỉ vào số mật khá ít ỏi này, anh Thịnh bộc bạch: "Nếu đem bán cũng được số tiền không dưới 500.000 đồng".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem