Táo quân 2021: Loạt thương hiệu lớn mạnh tay chi, VTV thu đậm từ quảng cáo

Quang Dân Chủ nhật, ngày 14/02/2021 10:01 AM (GMT+7)
Dù còn nhận nhiều khen - chê về mặt nội dung từ người hâm mộ, thế nhưng, sự trở lại của Táo quân 2021 đã đưa về cho VTV mức doanh thu lớn nhất từ trước tới nay. Trong đó, nhãn hàng Chinsu thuộc sở hữu của Tập đoàn Masan quảng cáo nhiều nhất.
Bình luận 0

Trở lại sau một năm gián đoạn, sau khi Chương trình Táo quân 2021 kết thúc đã nhận được nhiều luồng ý kiến trái chiều từ dư luận.

Chương trình Táo quân 2021 đem về cho VTV 27 tỷ đồng

Qua màn báo cáo những việc các Táo đã làm trong suốt một năm qua, Táo quân 2021 tập trung phản ánh, thảo luận, đả kích những vấn đề nóng bỏng, nổi cộm trong năm như sách giáo khoa lớp 1, dịch tả lợn châu Phi, giá thịt lợn tăng phi mã, chuyển đổi số, Covid-19, tin giả, nâng giá khống thiết bị y tế, tham nhũng, cách li sai quy định… 

Tuy nhiên, vì tham lam, muốn nhồi nhét tất cả các vấn đề vào, thành ra, kịch bản trở nên khiên cưỡng, vừa thừa vừa thiếu. Trong khi đó, công tác cán bộ - chủ đề chính - lại chưa được đậm đà, sảng khoái.

"Táo quân" mang về cho VTV bao nhiêu tiền quảng cáo mỗi năm? - Ảnh 1.

Táo quân 2021 mang về cho VTV 27 tỷ đồng, cao gấp 2,7 lần so với năm 2019.

Dù còn nhận nhiều khen - chê về mặt nội dung từ người hâm mộ, thế nhưng, sự trở lại của Táo quân 2021 đã đưa về cho VTV mức doanh thu không hề nhỏ trong năm 2021. Theo thông báo từ Trung tâm quảng cáo và dịch vụ truyền hình (TVad), giá quảng cáo của chương trình Gặp nhau cuối năm 2021 tăng khoảng 23% so với chương trình năm 2019 và tăng 63% so với chương trình thay thế năm 2020.

Cụ thể, đơn giá quảng cáo cho khung thời gian 30 giây trong Táo Quân 2021 là 650 triệu đồng. Nếu xuất hiện với thời gian ngắn hơn từ 10, 15 đến 20 giây, số tiền tương ứng nhãn hàng phải chi lần lượt là là 325, 390 và 487,5 triệu đồng.

Thống kê chương trình Táo Quân 2021 cho thấy, đã có 29 thương hiệu mua quảng cáo với tổng thời lượng gần 20 phút, đem về cho VTV khoảng 27 tỷ đồng. Như thường lệ, thời lượng quảng cáo được các hãng yêu thích nhất vẫn là 30 giây (20 lần quảng cáo) và 15 giây (23 lần quảng cáo).

Trong đó, dẫn đầu năm nay là nhãn hàng Chinsu của Tập đoàn Masan, với 3 quảng cáo, mỗi quảng cáo 30 giây dành cho 3 loại sản phẩm khác nhau là nước chấm, hạt nêm và tương ớt. Tiếp đó là Tập đoàn GFS, Vietcombank, thời trang Elise và mạng xã hội Zalo cùng quảng cáo 70 giây. 

Nhiều nguồn thu từ quảng cáo trong chương trình Táo quân 2021

So với báo giá quảng cáo trong chương trình Gặp nhau cuối năm hai mùa gần đây, đây là mức doanh thu cao nhất của chương trình Táo Quân 2021 đưa về cho VTV những năm qua.

"Táo quân" mang về cho VTV bao nhiêu tiền quảng cáo mỗi năm? - Ảnh 2.

Chương trình Táo quân 2021 trở lại sau một năm bị gián đoạn

Năm 2020, ê-kíp ngừng sản xuất Táo Quân. Mức giá quảng cáo lần lượt là 200 triệu đồng (10 giây), 240 triệu đồng (15 giây), 300 triệu đồng (20 giây), 400 triệu đồng (30 giây).

Đối với chương trình Táo Quân 2019, chi phí tối thiểu để nhãn hàng xuất hiện trong chương trình là 265 triệu đồng (thời lượng 10 giây) và cao nhất là 530 triệu đồng (30 giây).

Ngoài ra, doanh nghiệp muốn quảng cáo ở vị trí ưu tiên như đầu hoặc cuối chương trình, mức giá quảng cáo sẽ tăng thêm 10-20% so với bảng báo giá ban đầu.

Ước tính, chỉ với 10 phút bán quảng cáo trong thời gian phát sóng Táo Quân 2019, VTV thu khoảng hơn 10 tỷ đồng, chưa kể khung quảng cáo trước và sau thời lượng phát sóng.

Bên cạnh quảng cáo dạng TVC trước, trong và sau chương trình, VTV còn có nguồn thu từ việc bán quảng cáo trong lời thoại của các "Táo".

Trong chương trình Táo quân 2019, dàn quan quân thiên đình liên tục nhắc tên các thương hiệu từ thời trang cho tới hàng không...Không có báo giá cụ thể như với quảng cáo TVC song để được các "Táo" xướng tên thương hiệu chắc chắn mức giá không hề rẻ.



Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem