Các biến thể BrahMos phóng từ tàu nổi và các bệ phóng trên mặt đất đã được đưa vào phục vụ trong Lục đội và Hải quân Ấn Độ.
|
Tên lửa BrahMos. |
Các nhà khoa học kỹ thuật của nước này còn hiện đại hóa BrahMos bằng cách gắn thêm các hệ thống định vị vệ tinh tiên tiến, vốn là công nghệ có trên tên lửa hành trình tầm xa chiến lược Kh-555 và Kh-101 của Nga. Đồng thời, họ còn kết hợp công nghệ định vị GPS-GLONASS cho nền tảng dẫn đường hiện có.
|
Ống phóng tên lửa BrahMos đặt trên tàu chiến. |
Được phát triển dựa vào thiết kế Yakhont (SS-N-26) của Nga, BrahMos có tầm bắn đạt 290 km và có thể mang đầu đạn thông thường nặng tới 300 kg. Ngoài ra, loại tên lửa siêu thanh này còn có khả năng bay hành trình ở độ cao thấp, khoảng 10m, để tránh các hệ thống đánh chặn của đối phương. Tên lửa đạt tốc độ tối đa ở mức Mach 2,8, nhanh gấp 3 lần tên lửa hành trình siêu thanh Tomahawk do Mỹ chế tạo.
|
Tên lửa BrahMos, biến thể phóng đi từ máy bay lắp trên máy bay tiêm kích Su-30MKI của Ấn Độ. |
Đặc biệt, theo tập đoàn Không gian Vũ trụ Nga - Ấn BrahMos, Ấn Độ đã bắn thử thành công tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos từ tàu ngầm. Vụ thử tiến hành trên vịnh Bengal vào hôm qua, và tên lửa BrahMos đạt tầm bắn hơn 290 km, ông Sivathanu Pillai, giám đốc Tập đoàn Không gian vũ trụ BrahMos cho biết.
Việc sử dụng trên tàu ngầm sẽ mở ra kỷ nguyên mới cho tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos
Gần đây, Nga và Ấn Độ đã đạt được thỏa thuận phát triển tên lửa siêu thanh tàng hình BrahMos 2 với tốc độ nhanh gấp 5 - 7 lần vận tốc âm thanh.
|
Máy bay Su-30MKI phóng tên lửa BrahMos. |
|
Bệ phóng cơ động của hệ thống tên lửa BrahMos triển khai trên đất liền |
|
Tên lửa BrahMos xuất hiện trong một triển lãm vũ khí |
Minh Châu (theo RIA)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.