Thái Lan bất ngờ dựng hàng rào kỹ thuật, trái cây xuất khẩu gặp khó

Nguyên Vỹ Thứ tư, ngày 30/09/2020 15:49 PM (GMT+7)
Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) Thái Lan mới đây đã ban hành các quy định điều chỉnh việc giám sát dư lượng thuốc BVTV đối với nhập khẩu nông sản tươi. Điều này khiến xuất khẩu nông sản từ các nước, trong đó có Việt Nam vào Thái Lan gặp nhiều khó khăn.
Bình luận 0

Đã có một số đơn hàng xuất khẩu thanh long của Việt Nam sang Thái Lan bị trả lại do vi phạm quy định về dư lượng thuốc BVTV của nước này.

Thái Lan bất ngờ dựng hàng rào kỹ thuật khiến trái cây xuất khẩu gặp khó - Ảnh 1.

Thái Lan quy định điều chỉnh giám sát dư lượng thuốc BVTV đối với nông sản tươi, trong đó có mặt hàng thanh long.

Theo quy định của Cơ quan FDA Thái Lan có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, thực phẩm tươi nhập khẩu vào nước này sẽ được phân loại thành 3 nhóm dựa trên mức độ rủi ro, cụ thể là: "Nhóm rủi ro rất cao", "Nhóm rủi ro cao" và "Nhóm rủi ro thấp".

Các loại thực phẩm và tên các nhà sản xuất, người bán và các nhà xuất khẩu thuộc "Nhóm rủi ro rất cao" được định nghĩa là những bên không tuân thủ các quy định của Thái Lan liên quan đến dư lượng thuốc BVTV.

Đáng lưu ý, có gần 30 mặt hàng, bao gồm cam, thanh long, lê, vải, táo, nho, quýt và chà là tươi, đến từ 182 công ty của Trung Quốc, nằm trong danh sách này.

Thái Lan bất ngờ dựng hàng rào kỹ thuật khiến trái cây xuất khẩu gặp khó - Ảnh 2.

Nông dân trồng thanh long ở Long An

Ông Trương Quang An – Giám đốc HTX Tầm Vu (huyện Châu Thành, Long An) cho biết, ông vừa mới xuất 4 container thanh long sang Thái Lan nhưng may mắn không gặp trắc trở nào.

Tuy nhiên, cùng đợt với ông, có một doanh nghiệp tại Bình Thuận bị phía cơ quan chức năng Thái Lan lấy mẫu kiểm tra, phát hiện vi phạm quy định về dư lượng thuốc BVTV nên đã trả hàng lại, yêu cầu doanh nghiệp phải xử lý.

Thái Lan bất ngờ dựng hàng rào kỹ thuật khiến trái cây xuất khẩu gặp khó - Ảnh 3.

Thanh long và các mặt hàng trái cây tươi sắp tới muốn xuất sang Thái Lan phải đảm bảo đúng quy định dư lượng thuốc BVTV

Ông Nguyên cho rằng, nếu doanh nghiệp có vùng trồng, thực hiện theo VietGAP hay GlobalGAP... thì sẽ đáp ứng được các tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu. Ngược lại, đối với những doanh nghiệp chỉ chuyên thu mua hàng hóa trôi nổi rồi xuất khẩu sẽ rất dễ bị vi phạm về dư lượng thuốc BVTV.

Trước đó, tại triển lãm quốc tế về công nghệ sản xuất và chế biến rau, hoa, quả tại Việt Nam - Hortex Việt Nam đầu năm 2020, bà Trần Thị Thanh Mỹ - Tham tán thương mại Việt Nam tại Thái Lan cho biết, chỉ mới có 4 loại trái cây của Việt Nam xuất khẩu vào nước này là thanh long, xoài, nhãn và vải.

Năm 2019, Thái Lan xuất khẩu rau quả tươi và chế biến khoảng 3,6 tỷ USD nhưng cũng nhập lại khoảng 1 tỷ USD. Tuy nhiên, theo bà Mỹ, rau quả muốn vào thị trường Thái Lan phải có 2 loại giấy phép quan trọng là giấy phép đảm bảo vệ sinh an toàn dịch bệnh và chứng nhận quy trình sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh. Các doanh nghiệp xuất khẩu không tự đứng ra xin được mà phải nhờ tới nhà nhập khẩu.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem