Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, các doanh nghiệp nhận nhiều đơn đặt hàng thanh long từ phía Trung Quốc với giá thu mua tương đối cao. Giá thanh long tại Bình Thuận bất ngờ tăng giá mạnh, dao động từ 15-20 ngàn đồng/kg.
Sáng 12/2 (tức mồng 1 Tết Nguyên đán Tân Sửu), lô hàng đầu tiên của năm mới đã xuất khẩu thuận lợi qua Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành, thành phố Lào Cai. Đây là lô hàng gồm 160 tấn thanh long chở từ Tầm Vu (Long An) ra miền Bắc để xuất qua Trung Quốc thông qua Cửa khẩu Lào Cai.
Lượng hàng về các chợ đầu mối nông sản ở TP.HCM bắt đầu tăng, nhưng giá nhiều mặt hàng vẫn nằm im, chưa nhúc nhích. Các thương lái tiếp tục nghe ngóng, đợi sức mua tăng để bung hàng.
Bộ NNPTNT đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021-2030 với mục tiêu đưa kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam đứng trong số 5 nước hàng đầu thế giới, đạt từ 8-10 tỷ USD.
Quả thanh long Sơn La tuy không to như trồng ở miền Nam, nhưng chín đều, có vị ngọt và thanh mát. Là cây trồng mới, với 1ha thanh long có thể thu về khoảng trên dưới 400 triệu mỗi năm.
Vượt qua gần 700 chỉ tiêu về thuốc BVTV, qua 1 tháng vận chuyển bằng đường biển, hôm nay (ngày 9/10), mặt hàng thanh long và bưởi da xanh của 2 HTX từ Bến Tre đã chính thức được bày bán tại các cửa hàng rau quả của Canada.
GS Patrick Deboyser - Đại học Parma châu Âu, cho biết rau mùi, thanh long và nhiều mặt hàng rau quả khác có xuất xứ Việt Nam xuất khẩu sang EU phải chịu kiểm soát nghiêm ngặt.
Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) Thái Lan mới đây đã ban hành các quy định điều chỉnh việc giám sát dư lượng thuốc BVTV đối với nhập khẩu nông sản tươi. Điều này khiến xuất khẩu nông sản từ các nước, trong đó có Việt Nam vào Thái Lan gặp nhiều khó khăn.
Từ bên bờ vực phá sản, Hợp Tác Xã (HTX) Vạn Thành (xã Hiệp Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Long An) nay đã có tên tuổi trong giới xuất khẩu thanh long Việt Nam. Bí quyết của HTX Vạn Thành là định hướng đầu tư đúng đắn và kỹ thuật trồng chăm sóc cây phù hợp, nhất là kỹ thuật sáng tạo khi bón phân Urê Cà Mau.
Trong khi Trung Quốc nhập khẩu tới 397.000 tấn sầu riêng, trị giá 1,62 tỷ USD thì giá trị xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam trong 8 tháng năm 2020 lại giảm tới 66,3%. Việc phụ thuộc quá lớn vào một thị trường, trong khi chưa thể đàm phán xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc khiến giá loại quả vương giả này giảm sâu.