|
Mở rộng hệ thống kênh mương nội đồng để xây dựng NTM ở xã Quảng Hợp, Quảng Xương (Thanh Hoá). |
Nhà nhà hiến đất
Khi biết chính quyền có chủ trương vận động người dân hiến đất, lập tức ông Nghiêm bàn với các con hiến 1.000m2 đất ruộng. Tiếp theo, ông vận động con gái của mình hiến 500m2 đất trồng 2 vụ lúa/năm cho địa phương. Đồng thời, ông tuyên truyền, vận động hội viên Hội Người cao tuổi trong xã tham gia hưởng ứng phong trào.
Góp sức xây dựng mô hình nông thôn mới, người dân xã Quảng Hợp, huyện Quảng Xương, Thanh Hoá đã hiến hàng chục nghìn mét vuông đất để xây dựng hạ tầng.
Gia đình ông Lê Văn Thân, ở thôn Hợp Linh là hộ nghèo, nhưng ông đã hiến 1.216m2 đất trồng 2 vụ lúa/năm. Ông Thân tâm sự: "Gia đình tôi có 9 sào ruộng, khi thấy chính quyền xã kêu gọi hiến, góp đất, nhà tôi hiến hơn 2 sào.
Tôi chỉ mong sao chính quyền xã thực hiện thành công mô hình nông thôn mới (NTM) để con em địa phương có nghề và việc làm tại chỗ, không phải đi xa nữa".
Khi được hỏi, với 2 sào lúa, mỗi năm thu hoạch được bao nhiêu thóc? Ông Thân cho biết, mỗi năm ít cũng cho thu hoạch được 4 tạ thóc. "Nếu tính bình quân, 4 sào ruộng nhà tôi mỗi năm thu hoạch gần 9 tạ thóc. Nhưng, việc hiến đất, góp đất để xây dựng quê hương là nhiệm vụ chung của toàn dân" - ông Thân nói.
Cùng chung suy nghĩ như ông Nghiêm, ông Thân..., ở Quảng Hợp đã có 57 gia đình tình nguyện hiến đất, với diện tích lên tới 142.680m2 đất 2 vụ lúa cho địa phương, để xây dựng mô hình NTM.
Tôi thấy việc làm này có ý nghĩa nên không cần phải suy nghĩ gì, tôi đã tự nguyện hiến luôn 1.000m2 đất 2 lúa để sử dụng vào việc mở đường, đào đắp các tuyến kênh mương...
Ông Ngô Công Nghiêm
Có đất nhưng chưa có vốn
Ông Đỗ Ngọc Toàn- Chủ tịch UBND xã Quảng Hợp cho biết, ngay sau khi xã được chọn để xây dựng mô hình thí điểm NTM, cán bộ xã đã đi các tỉnh Ninh Bình, Hoà Bình... để khảo sát và học hỏi những kinh nghiệm về cách thực hiện.
Sau đó, UBND xã tổ chức các buổi họp dân ở trong từng thôn, xóm, huy động sự vào cuộc của các cán bộ, đảng viên, hội viên các tổ chức, đoàn thể cùng tham gia tuyên truyền, vận động, nhằm công khai kế hoạch xây dựng NTM với 2 vấn đề là góp đất và hiến đất...
Nhờ đó, sau khi thống nhất, phát động phong trào, ngoài 57 gia đình tình nguyện hiến đất, toàn xã còn có 5.700 khẩu (được chia ruộng từ năm 1993) đều thống nhất góp mỗi khẩu 20m2 đất ruộng. Hiện nay, quỹ đất để xây dựng các công trình phúc lợi theo mô hình NTM ở Quảng Hợp đã sẵn sàng.
Tuy nhiên, ông Toàn cho biết, khó khăn nhất hiện nay là thiếu vốn, nguồn vốn chưa rõ ràng, đặc biệt là khâu đóng góp đối ứng của địa phương. Theo ông Toàn, Quảng Hợp có 1.649 hộ và 6.496 nhân khẩu. Nhà nước đầu tư 164 tỷ đồng cho xã xây dựng mô hình NTM, trong đó 10% là số tiền người dân trực tiếp đóng góp trong thời gian 2 năm (16,4 tỷ đồng).
"Với số tiền ấy, nếu chúng tôi không huy động người dân đóng góp gián tiếp theo hình thức góp ngày công lao động, thì chẳng ai có đủ tiền để đóng góp cả"- ông Toàn nói.
Hồng Đức- Thùy Liên
Vui lòng nhập nội dung bình luận.