Mỗi tháng, khoảng 100 tấn hải sản Bình Thuận sẽ được đưa về TP.HCM tiêu thụ, thông qua hệ thống phân phối của Saigon Co.op. Ngoài hải sản, TP.HCM còn mong muốn hợp tác, xây dựng chuỗi cung ứng – tiêu thụ các nông sản đặc trưng khác của tỉnh Bình Thuận.
Đến sáng 23.10, nhiều khu vực tại huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) vẫn còn ngập nặng do trận mưa lớn khủng khiếp xảy ra vào khuya 22.10. Người dân nhiều vùng phải di chuyển trốn lũ trong đêm. Hàng trăm hecta thanh long của người dân ngập trong nước, có nguy cơ mất trắng.
Hàng chục hécta cây thanh long ở tỉnh Bình Thuận đang trong thời kỳ đậu trái bất ngờ bị hàng vạn con ốc sên tấn công, gây thiệt hại nặng nề cho người nông dân.
Tỉnh Bình Thuận hiện có 220 ha thanh long sạch trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP trên tổng số 27 ngàn ha. Thị trường Trung Quốc, nơi thu mua phần lớn thanh long trong nước hiện nay, cũng đã bắt đầu chuyển hướng sang nhập khẩu loại trái cây sạch theo hướng chất lượng cao, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu.
Từ đầu năm đến nay, giá trái thanh long luôn ở mức cao nên nông dân tỉnh Bình Thuận rất phấn khởi, tìm cách mở rộng diện tích trồng loại cây ăn trái này. Tuy nhiên, việc phát triển thanh long không theo quy hoạch đang tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với các Viện, Trung tâm nghiên cứu cùng với Tổng công ty Điện lực Miền Nam, đơn vị sản xuất bóng đèn, sản xuất ra bóng đèn compact thay thế bóng sợi đốt (bóng tròn) thắp sáng ban đêm để thanh long ra hoa trái vụ vừa có chất lượng, tiết kiệm điện năng, giúp người trồng thanh long làm giàu.
Sở NN&PTNT Bình Thuận, ngày 20-10, cho biết hiện đã có 11 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đồng ý bảo hộ chỉ dẫn địa lý trái thanh long Bình Thuận.
Giá thanh long ở Bình Thuận đang ở mức 15.000 đồng/kg, cao hơn gần 4 lần so với hồi Tết Nguyên đán nhưng vẫn có những nỗi lo về duy trì chất lượng.