Đan Mạch sẽ cung cấp một số lượng không xác định tên lửa chống hạm và bệ phóng Harpoon cho Ukraine, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin thông báo hôm 23/5.
Các tên lửa này được cho là nhằm mục đích giúp "bảo vệ bờ biển Ukraine", theo Austin và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley, người đã nói chuyện với các phóng viên sau cuộc họp trực tuyến cùng ngày với Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine.
Hội đồng bao gồm 47 quốc gia sẵn sàng cung cấp vũ khí cho Kiev, tất cả đã có một cuộc họp "mang tính xây dựng cao" và "nhận thức rõ ràng hơn" về các nhu cầu của Ukraine, ông Austin nói.
Ngoài tên lửa của Đan Mạch, Czech cam kết cung cấp trực thăng tấn công, xe tăng và nhiều hệ thống phóng tên lửa (MLRS) cho Ukraine.
Trước đó, Kiev đã yêu cầu pháo tầm xa, xe tăng và xe bọc thép, cũng như máy bay không người lái, theo ông Austin.
Boeing A/U/RGM-84 Harpoon là tên lửa chống hạm tiêu chuẩn của Hải quân Mỹ, với tầm bắn ước tính khoảng 300km. Hệ thống có hướng dẫn radar chủ động và lướt trên bề mặt cho đến khi chạm đến mục tiêu. Các bệ phóng thường được lắp trên tàu nổi hoặc máy bay tấn công, ngoài ra cũng có thể tháo ra và sử dụng trên bờ.
Tuần trước, Reuters đưa tin Lầu Năm Góc đang xem xét gửi cho Ukraine các Pháo hạm hoặc Tên lửa Tấn công Hải quân (NSM), bằng hình thức trực tiếp hoặc thông qua một "đồng minh châu Âu". Reuters trích dẫn "ba quan chức Mỹ và hai nguồn tin quốc hội," tất cả đều ẩn danh. Các quan chức bày tỏ hy vọng rằng một khi quốc gia đầu tiên cam kết gửi tên lửa Harpoon cho Ukraine, những nước khác sẽ làm theo.
Mỹ vừa cam kết viện trợ quân sự 40 tỷ USD cho Kiev, bất chấp lo ngại của một số đồng minh châu Âu rằng điều này có thể khiến NATO rơi vào cuộc đối đầu trực tiếp với Nga. Moscow đã nhiều lần cảnh báo liên minh rằng bất kỳ chuyến hàng vũ khí và vật tư nào vào Ukraine đều được coi là mục tiêu quân sự hợp pháp. Nga đã và đang thực hiện các cuộc không kích bằng tên lửa hành trình nhằm vào các cơ sở vật chất của Ukraine.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.