Thêm thủ đoạn lừa đảo kích hoạt tài khoản định danh điện tử
Thêm thủ đoạn lừa đảo kích hoạt tài khoản định danh điện tử
Khải Phạm
Thứ bảy, ngày 24/06/2023 06:05 AM (GMT+7)
Lợi dụng sự thiếu hiểu biết, dễ tin người, nhiều đối tượng lựa đảo đã mạo danh công an để kích hoạt tài khoản định danh điện tử của người dân nhằm chiếm đoạn tài sản.
Mạo danh công an để kích hoạt tài khoản định danh điện tử
Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đang nỗ lực chuyển đổi số toàn diện và hoàn thành cấp Căn cước công dân cũng như kích hoạt tài khoản định danh điện tử cho người dân đang được thực hiện rốt ráo.
Lợi dụng điều đó, các đối tượng lừa đảo đã có thêm hình thức lừa đảo kích hoạt tài khoản định danh điện tử nhằm chiếm đoạt tài sản. Hình thức lừa đảo mới này đã được công an Hà Nội đưa ra khuyến cáo khi có người dân trình báo.
Cụ thể, người bị các đối tượng lừa đảo hướng đến là bà N.T.L (SN 1953, trú ở thôn Đường Nhạn, xã Xuân Nộn, Đông Anh). Khi đang ở nhà, bà L nhận được điện thoại của 1 người tự xưng là Công an xã Xuân Nộn phụ trách thôn Đường Nhạn, Đông Anh, Hà Nội. Người này mời bà L ra trụ sở Công an xã để kích hoạt định danh điện tử.
Song song với đó, đối tượng giả danh công an này còn thông báo, qua rà soát dữ liệu, xác định bà L chưa đăng ký, kích hoạt định danh điện tử, người này còn cho biết bà L đang nợ một chi nhánh ngân hàng ở quận Tây Hồ số tiền 66 triệu đồng.
Khi bà L còn chưa hết bàng hoàng vì không vay, nhưng vẫn nợ thì đối tượng giả danh công an xã này chi biết đã đưa số điện thoại của bà đến công an Tp. Hà Nội để trao đổi cụ thể. Theo đó, người này sẽ hướng dẫn bà L làm trường trình rằng mình không vay số tiền 66 triệu đồng này.
Để khiến "con mồi" nhanh sa bẫy, không lâu sau, đối tượng khác tự xưng là cán bộ công an Tp. Hà Nội đã ngay lập tức gọi điện cho bà L. Sau hướng dẫn bà L tường trình, đảm bảo không liên quan đến tiền nợ, đối tượng tự xưng công an Tp. Hà Nội yêu cầu bà L phải chuyển 66 triệu đồng để chứng minh không nợ tiền. Sau khi hoàn thành các thủ tục, bà L sẽ được nhận lại đủ 66 triệu đồng.
Dù bị các đối tượng liên tục gọi điện, nhưng bà L đã kịp nhận ra đây là chiêu lừa đảo của các đối tượng xấu mà bà từng được Công an xã Xuân Nộn đến tận nhà tuyên truyền. Do đó, bà L đã ngay lập tức trình báo đến công an xã.
Sự việc trên là lời cảnh tỉnh cho người dân trong giai đoạn nhạy cảm để hoàn thành định danh điện tử của công an hiện nay. Công an không bao giờ yêu cầu người dân chuyển tiền qua tài khoản dù bất cứ lý do gì nên người dân phải tự nâng cao ý thức, bảo vệ tài sản cá nhân.
Giả danh luật sư lấy lại tiền lừa đảo
Một thủ đoạn lừa đảo mới nữa cũng được công an khuyến cáo người dân không nên tin để tránh bị lừa đảo đó là việc giả danh luật sư lấy lại tiền lừa đảo.
Theo đó, các đối tượng lừa đảo lập những fanpage trên Facebook với nội dung sẽ lấy lại tiền cho những người bị lừa đảo. Các fanpage này còn có tên này có tên "Luật sư" để người dân dễ dàng tin hơn khi cần phương án trợ giúp. Thậm chí, các fanpage này còn chạy quảng cáo để thu hút người dùng có nhu cầu nhanh chóng hơn.
Đối với chiêu thức lừa đảo mới trên không gian mạng này, các đối tượng đánh vào tâm lý của các nạn nhân mới mất tiền với mong muốn đòi lại được tiền đã mất. Thông qua các hình thức như giả danh luật sư, các đối tượng yêu cầu "con mồi" chuyển tiền qua các trò chơi các cược trực tuyến trên mạng.
Để tạo lòng tin, các đối tượng cho biết đã liên kết với những an ninh mạnh nhằm thay đổi tỷ lệ thắng cao để cá cược nhanh thu hồi vốn. Một 2 lần để cho "con mồi" thu được lại tiền, các đối tượng yêu cầu nạn nhân nạp nhiều tiền hơn đến khi số tiền đã đủ lớn, các đối tượng sẽ thông báo tài khoản ngân hàng bị lỗi. Sau đó, yêu cầu các nạn nhân chuyển thêm hoặc sẽ mất tiền, nhiều người nhẹ dạ sẽ tiếp tục chuyển tiền nên số tiền bị mất càng lớn hơn.
Với thủ đoạn tương tự, các đối tượng hứa hẹn sẽ can thiệp được vào hệ thống để hack nhằm có tỷ lệ thắng cược lớn hơn để nhanh thu hồi vốn.
Nhiều nạn nhân vì mất số tiền lớn, muốn đòi được lại nên đã nghe theo các đối tượng lừa đảo khiến số tiền bị mất ngày càng tăng lên. Càng chuyển số tiền lớn, nạn nhân càng mất nhiều và không có cơ hội đòi lại.
Theo ông Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC) - chuyên viên an ninh mạng và điều tra số tại Trung tâm Giám sát An toàn thông tin Việt Nam (NCSC), các thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng ngày càng có xu hướng tăng. Do đó, người dân phải tự bảo vệ bản thân, cảnh giác với bất cứ cuộc gọi mạo danh công an, luật sư hay cơ quan chức năng. Đồng thời, không để lộ thông tin cá nhân cũng là biện pháp tự bảo vệ chính mình.
"Người dân cần tránh chia sẻ thông tin cá nhân nhạy cảm như số tài khoản ngân hàng, số thẻ tín dụng, hoặc mật khẩu với bất kỳ ai trừ khi bạn đã xác định chắc chắn rằng đó là một nguồn đáng tin cậy và an toàn. Các công ty đáng tin cậy thường không yêu cầu bạn cung cấp những thông tin này qua email hoặc tin nhắn", ông Hiếu chia sẻ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.