Thi khối A học ngành nào dễ xin việc?

Tùng Anh Thứ bảy, ngày 23/07/2016 09:00 AM (GMT+7)
Khối A là khối có lượng thí sinh đăng ký xét tuyển nhiều nhất hàng năm, cũng là khối có nhiều lựa chọn nhất tại các trường ĐH-CĐ. Tuy nhiên, chọn ngành nào học để dễ xin việc sau khi ra trường là một vấn đề thí sinh cần hết sức cân nhắc.
Bình luận 0

Theo ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên tuyển sinh của Bộ GDĐT tại TP. Hồ Chí Minh, rất nhiều nhóm ngành khối A đang "khát" nhân lực mà thí sinh có thể tham khảo nộp hồ sơ xét tuyển như: Nhóm ngành cơ khí; Hóa chất - công nghệ; điện tử - điện công nghiệp.

Ông Cường cho biết, hiện nguồn cung nhân lực các nhóm ngành này mới chỉ đáp ứng được 50 - 60% nhu cầu thị trường. Trong khi đó, mức lương của nhóm ngành này tương đối cao, có triển vọng trong tương lai khi kinh tế đất nước ngày càng hội nhập và phát triển.

Nhóm ngành cơ khí bao gồm cơ khí chế tạo máy và cơ khí chính xác. Kỹ sư thuộc các chuyên ngành này có thể đảm nhận việc thiết kế sản phẩm, máy móc, dụng cụ, lắp đặt và gia công cơ khí...Ngành cơ khí chính xác có thể sản xuất ra các dụng cụ quang, dụng cụ y tế hoặc làm các khuôn mẫu.Hiện, cả nước có khoảng 33 trường ĐH, CĐ từ trường "top", trường trung bình và khối trường ngoài công lập có đào tạo ngành này. Mức điểm đầu vào hàng năm của nhóm ngành này cũng khá "dễ chịu" dao động từ 15 - 20 điểm.

img

Ảnh minh họa.

Thí sinh có thể nộp hồ sơ vào một số trường có đào tạo ngành này như: ĐH Bách Khoa Hà Nội (khoa Cơ khí chế tạo, Cơ khí động lực, Cơ khí hàng không và Cơ khí tàu thủy). Tương tự tại ĐH Bách Khoa Đà Nẵng, ĐH Bách Khoa thuộc ĐH Quốc gia TP.Hồ Chí Minh cũng có các chuyên ngành này. Ngoài ra, khối trường điểm thấp hơn có: ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Kỹ thuật Công nghiệp thuộc ĐH Thái Nguyên; ĐH Thủy Lợi và ĐH Xây dựng có ngành cơ khí xây dựng; ĐH Việt Hung; Công nghiệp Việt Trì, ĐH Nông lâm Bắc Giang...

Đối với nhóm ngành Hóa chất - công nghệ sinh học, sinh viên ra t rường có thể làm ở các lĩnh vực như: Sản xuất sản phẩm vô cơ, hữu cơ như phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm; lĩnh vực vật liệu, luyện kim, công nghệ thực phẩm, ngành công nghiệp lên men, xử lý chất thải, sản xuất công nghệ năng lượng, năng lượng hạt nhân...

Ngành Hóa chất chủ yếu tuyển khối A, ngành công nghệ sinh học trước đây thường đặc thù tuyển khố B nhưng 1 - 2 năm gần đây có nhiều trường đã mở rộng tuyển sinh sang khối A với mức điểm thường thấp hơn khối B. Điểm trung bình đầu vào các ngành này ở các trường từ 18 - 22 điểm. Các trường có đào tạo ngành Hóa chất - công nghệ sinh học như: ĐH Công nghệ TP.Hồ Chí Minh, ĐH Đông Đô, ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Khoa học tự nhiên...

Nhóm ngành Điện tử - công nghệ thông tin được dự báo tiếp tục là nhóm ngành dễ xin việc nhất đến năm 2030. Hiện nay, nhân lực được đào tạo ở ngành này mới chỉ đáp ứng được 55% nhu cầu thị trường.Học các ngành này có thể làm việc trong các lĩnh vực: Nghiên cứu, sáng tạo công nghệ điện mới; mạng viễn thông; lĩnh vực định vị dãn đường; điện tử y sinh...

Có rất nhiều trường đào tạo nhóm ngành này, mức điểm đầu vào nhóm ngành điện tử thường từ 15 - 18, còn nhóm ngành công nghệ thông tin thường cao hơn 1 vài điểm. Một số trường điển hình thí sinh có thể tham khảo gửi hồ sơ xét tuyển nếu yêu thich nhóm ngành này như: ĐH Điện Lực, ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Công nghiệp Việt Trì, ĐH Hùng Vương Phú Thọ, CĐ Điện tử điện lạnh Hà Nội...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem