Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trong thời gian qua, mạng lưới hạ tầng giao thông đồng bộ đã giúp khu vực phía đông Hà Nội "thức giấc", tạo ra làn sóng ngày càng mạnh mẽ của của cộng đồng doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và các doanh nghiệp bất động sản. Điều đóng vai trò tiên phong chính là thị trường bất động sản đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội, tạo nên diện mạo mới của phía đông Hà Nội, với các hoạt động giao thương, kinh tế sôi động.
Sự phát triển mạnh mẽ của phía đông, đặc biệt là hạ tầng kết nối đã thu hẹp khoảng cách phát triển ở 2 bên bờ sông Hồng và kích thích cuộc dịch chuyển khỏi khu vực nội đô cũ chật chội lớn nhất trong lịch sử. Theo tính toán, dân số 4 quận trung tâm là Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa và Hai Bà Trưng hiện đã vượt quá quy hoạch, gây áp lực lớn lên cơ sở hạ tầng.
Từ nay tới năm 2030, chính quyền thành phố đang có kế hoạch chuyển cư khoảng 500 nghìn người ra khỏi khu vực này. Là một trong những nguồn cung nhà ở chủ yếu của thủ đô, các dự án ở phía Đông đang là điểm đến được nhắm tới, tạo đà phát triển cho thị trường bất động sản cho Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Bên cạnh đó, các tuyến đường vành đai và cao tốc đã hiện hữu hoặc sớm hoàn thiện trong tương lai gần sẽ giúp phía đông bứt tốc trên hành trình trở thành trung tâm mới không chỉ của vùng Thủ đô mà còn của cả vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Cụ thể, vừa qua, đường vành đai 2 trên cao đoạn từ cầu Vĩnh Tuy tới Ngã Tư Sở đã chính thức thông xe. Sau khi hoàn thành, hệ thống đường trên cao được xây mới kết hợp với phần mở rộng dưới thấp sẽ giúp phân luồng và tăng khả năng lưu thông của các phương tiện từ phía Tây đến phía Nam và phía Đông của thành phố Hà Nội.
Tiếp đó, đường vành đai 3,5 dài hơn 45 km, tổng mức vốn đầu tư khoảng 19.000 tỷ đồng sẽ đạt tỉ lệ hoàn thiện tương ứng với khoảng 88%, tức là 40,1 km/45,6 km. Không chỉ giới hạn trong thành phố Hà Nội, tuyến đường này còn đấu nối với hợp phần được tỉnh Hưng Yên triển khai, dự kiến điểm đầu là vị trí làm cầu Ngọc Hồi – cao tốc Pháp Vân kéo dài tới quốc lộ 5. Tuyến đường này đi qua các huyện Văn Giang, Văn Lâm của địa phương này, được đầu tư hơn 2.900 tỷ đồng.
Đặc biệt, công trình trọng điểm quốc gia là đường vành đai 4 đã được Quốc hội thông qua mức kinh phí lên tới hơn 85 nghìn tỷ đồng dự kiến sẽ hoàn thành việc giải phóng mặt bằng để khởi công vào tháng 6/2024. Dự án có tổng chiều dài hơn 112 km, không chỉ tăng cường tính kết nối trong Vùng thủ đô với Hưng Yên, Bắc Ninh mà còn mở rộng ra cả vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ khi có 9,7 km tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài - Hạ Long.
Chính sự thay đổi với nhiều thuận lợi đang tạo bàn đạp giúp các quận, huyện như Long Biên, Gia Lâm... bứt phá mạnh mẽ. Cùng với sự xuất hiện của các đại đô thị, "siêu" dự án thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản, khiến phía Đông Hà Nội trở thành nơi đáng sống bậc nhất tại Thủ đô.
Với tiềm năng to lớn của thị trường bất động sản, khu Đông Hà Nội đang đón làn sóng dịch chuyển cư dân mạnh mẽ. Đơn cử khu đô thị Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm, Hà Nội), đã có xấp xỉ 55.000 người chuyển tới sinh sống chỉ sau 4 năm.
Làn sóng dịch chuyển này được dự báo sẽ ngày càng sôi động khi lực cầu ngày càng lớn và thị trường bất động sản phía đông Hà Nội có sự xuất hiện của những dự án có chuẩn sống vượt trội như dự án Pavilion Premium (Vinhomes Ocean Park). Không chỉ tạo "cơn địa chấn" với cư dân đang tìm kiếm nhu cầu ở thực, nơi đây còn đang trở thành điểm sáng trong mắt nhà đầu tư…
Bên cạnh đó, tại trung tâm cửa ngõ phía đông Hà Nội, khu đô thị Eurowindow Twin Parks hiện đã hoàn thành, đang trong quá trình bàn giao và dự kiến chính thức đi vào vận hành trong quý I năm 2023, tạo thêm nguồn cung cho thị trường bất động sản vốn đang thiếu trầm trọng hiện nay.
Ngoài các điểm cộng sáng giá về vị trí, công năng hay tiện ích, thì yếu thời điểm cũng là những tác động quan trọng khiến nhà đầu tư lựa chọn phân khúc nhà phố thương mại tại Eurowindow Twin Parks. Việc huyện Gia Lâm dự kiến lên quận vào năm nay sẽ khiến giá bất động sản khu vực này tăng trưởng mạnh, trong đó, dòng sản phẩm nhà phố thương mại của dự án này là một trong những phân khúc sáng giá của thị trường bất động sản giúp gia tăng hấp lực đầu tư, tạo sức bật phát triển.
Không chỉ thu hút các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài, thị trường bất động sản khu vực phía đông Hà Nội còn thu hút cả giới chuyên gia nước ngoài về đây hưởng thụ. Dịch COVID-19 được kiểm soát nên thời gian gần đây, các chuyên gia nước ngoài trở lại làm việc tại Việt Nam tăng mạnh, giúp tăng công suất thị trường bất động sản cho thuê đối với phân khúc căn hộ cao cấp.
Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong năm 2022 cho thấy, tổng vốn FDI vào Việt Nam lên tới gần 28 tỷ USD, với mức giải ngân đạt kỷ lục là 22,4 tỷ USD (tăng mạnh 13,5% so với cùng kỳ năm ngoái). Các tỉnh, thành Hà Nội, Hải phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên hiện là những địa phương hàng đầu thu hút đầu tư, kéo theo hàng chục nghìn lao động quốc tế đến làm việc trong các khu, cụm công nghiệp.
Theo các chuyên gia, với nhu cầu ngày càng lớn thị trường bất động sản phía đông Hà Nội vẫn diễn biến theo chiều hướng tích cực dù tình hình chung biến động. Dài hạn hơn, trong 3 - 5 năm tới, khu vực này vẫn sẽ là "thỏi nam châm" của thị trường bất động sản do hệ thống hạ tầng được đẩy mạnh đầu tư, cùng làn sóng di dân từ nội đô ra khu vực trung tâm mới.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.