Sơ tán hơn 55.000 người dân
Theo dự báo, cơn bão số 11 (Nari) sẽ
đổ bộ trực tiếp vào thành phố Đà Nẵng. Bởi vậy từ sáng 14.10, các công tác
phòng chống bão đã được chính quyền thành phố khẩn trương thực hiện. Trong thời tiết mưa nặng hạt, người dân thành phố Đà
Nẵng dùng hết sức, vật lực để gia cố nhà cửa. Tại các bãi biển khu vực biển Mân
Thái, Nguyễn Tất Thành… người đân đã ra biển lấy cát về chèn chống nhà
cửa.
Bộ đội Biên phòng thành phố
Đà Nẵng đã huy động 300 cán bộ, chiến sĩ, cùng 5 tàu cá, 8 ca nô, 8 ô tô trực
chiến chống bão. Trong khi đó, Bộ Chỉ
huy Quân sự thành phố Đà Nẵng cũng đã cử hàng trăm cán bộ chiến sĩ cùng 3 xe
lội nước sẵn sàng ứng cứu khi cần thiết.
Đến khoảng 19 giờ 30 ngày 14.10, nhà nhà đều cửa đóng then
cài để tránh bão. Trong khi đó, các cơn gió mạnh đã làm đứt dây điện khiến một
số tuyến đường như Lý Tự Trọng, Lê Lợi… (quận Hải Châu) không có điện. Một số
khu chung cư như Vũng Thùng, Nại Hiên Đông… (quận Sơn Trà) mất điện chưa rõ lý do. Nhiều cây cối ven đường gãy, đổ ngổn ngang.
Người dân Đà Nẵng đóng cửa trú bão
Ông Phùng Tấn Viết - Phó chủ
tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho biết, công tác di dời dân được thành phố đặc
biệt chú ý. Để đảm bảo an toàn cho người dân,
thành phố đã tích cực vận động các hộ dân trong vùng bị ảnh hưởng của bão phải
di dời, nếu không chịu di dời sẽ có biện pháp cưỡng chế. Các khu chòi cho sinh
viên và công nhân không đảm bảo cũng đã được triển khai phương án di dời. Đến
15 giờ chiều 14.10, thành phố Đà Nẵng đã di dời được 15.589 hộ dân với
55.206 nhân khẩu về các nơi trú tránh bão an toàn.
Ông Viết cho biết thêm, đến
17 giờ chiều 14.10, tất cả tàu thuyền của địa phương đã tìm được nơi trú tránh
bão an toàn.
Trong khi đó, ông Văn Hữu
Chiến - Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng đã yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện cử lãnh
đạo làm việc với các cơ quan, tổ chức, các đơn vị đóng quân trên địa bàn, đặc
biệt là các đơn vị thi công các công trình xây dựng, đề nghị các đơn vị này hỗ trợ
phương tiện để thực hiện công tác di dân, thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp khi có đề
nghị. Ngoài ra, lực lượng Công an thành phố phải túc trực ở các tuyến đường để
tạm dừng phương tiện giao thông trên các tuyến đường khi cần thiết.
Lập Ban chỉ đạo tiền phương đối phó bão số 11
Chiều 14.10, Ban Phòng
chống lụt bão Trung ương đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo tiền phương đối
phó bão số 11, đặt tại trụ sở UBND thành phố Đà Nẵng. Ban được lập với sự phối
hợp giữa các cơ quan Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ NNPTNT. Trong buổi họp vào lúc 15 giờ 30, Ban chỉ đạo
tiền phương đối phó bão số 11 đã yêu cầu Quân khu 4 triển khai lực lượng ứng
chiến tại tỉnh Thừa Thiên - Huế và phía nam tỉnh Quảng Trị. Quân khu 5 bố
trí lực lượng sẵn sàng ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi để hỗ trợ các địa
phương.
Ngoài ra, Ban chỉ đạo tiền phương yêu cầu Bộ TTTT bố trí 3 xe chuyên dùng phục
vụ công tác của Ban. Cuối buổi chiều 14.10, Ban tiền phương đã đi kiểm tra
công tác di dời dân ở một số địa bàn trên thành phố Đà Nẵng.
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ NNPTNTCao Đức
Phát - Phó Ban Phòng chống lụt bão Trung ương cho biết, cơn bão số 11 dự báo sẽ
mạnh hơn cơn bão Xangsane đổ bộ vào thành phố Đà Nẵng năm 2006. Vì vậy yêu cầu
các địa phương phải tổ chức công tác phòng chống thật kỹ lưỡng.
Cuổi buổi chiều Ban tiền
phương đã đi kiểm tra công tác di dời dân ở một số địa bàn trên thành phố Đà
Nẵng.
Đình Thiên (Đình Thiên)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.