Thót tim với những pha trèo rào nguy hiểm

Hạ Nhiên Thứ ba, ngày 21/04/2015 09:07 AM (GMT+7)
Không chỉ Việt Nam, trên thế giới cũng có rất nhiều vụ vượt rào ghê sợ, bất chấp việc có thể nguy hiểm đến tính mạng. 
Bình luận 0

Hình ảnh người dân Thủ đô bất chấp nguy hiểm, leo qua những hàng rào sắt có chông nhọn hoắt để vào công viên nước vui chơi miễn phí khiến không ít người xem hoảng sợ. Trong đó có cả người già, trẻ nhỏ, có những cô gái mặc váy ngắn cũng liều lĩnh leo rào để lộ cả phần nhạy cảm của cơ thể hay những ông bố, bà mẹ vừa leo rào, vừa bế con vượt qua thành chông nguy hiểm. 

Nhiều người không hiểu tại sao chỉ vì một buổi vui chơi miễn phí kéo dài hai tiếng mà họ có thể bất chấp nguy hiểm, tính mạng như vậy.

Trên thế giới, cũng có rất nhiều vụ leo rào “ghê sợ”, trong đó người dân không màng đến độ cao, sự sắc nhọn của hàng rào, sẵn sàng tìm cách leo qua để vào xem được thứ mình muốn.

img
Hàng trăm người bất chấp nguy hiểm, leo qua rào sắt vào công viên nước Hồ Tây sáng 19/4
img

Thiếu nữ mặc bikini cũng không ngần ngại lao vào hàng rào sắt nhọn hoắt

img

 

Con gái khóc lóc, ông bố vẫn liều lĩnh bế con vượt rào

 

img

Trong một buổi tập luyện của đội tuyển Brazil trước trận đấu với Venezuela (Tháng 10/2005)  hàng nghìn cổ động viên đã tìm cách vượt rào, lao vào sân vận động Mangueirao để được nhìn thấy các cầu thủ của mình. Hậu quả là hàng trăm người bị thương trong đó có cả trẻ em

img
Người hâm mộ đội bóng Boca Juniors (một trong hai câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng nhất Argentina) leo lên hàng rào ngăn cách từ khán đài trong trận đấu với River Plate hồi tháng 5/2013
img

Họ cố gắng tiến sát gần sân đấu để nhìn rõ hơn cách chơi của đội chủ nhà

img

Những người đàn ông trèo qua hàng rào để hôn lên một lá cờ Hồi giáo treo ở ngôi đền tại Mazar-i-Sharif, Afganistan. Nó được xem như là một phần quan trọng của lễ kỷ niệm năm mới (năm 2013)


img
Người hâm mộ, chen lấn, xô đẩy, thậm chí là vượt rào để được xem ban nhạc Libertines (gồm Carl Barat và Pete Doherty) biểu diễn tại chương trình “Quy ước giờ mùa hè” ở Thủ đô London, Anh (7/2014)
img

Về sau, chương trình đã phải dừng lại vì sự quá khích của người hâm mộ. Nhiều người cho rằng, chương trình như một “cỗ máy nghiền người”

img

Cô gái không ngại ngần vượt rào sắt để được vào tham dự lễ hội âm thanh diễn ra tại Melbourne (Oxtraylia, năm 2014)

img

Người dân vượt rào sắt trong cuộc biểu tình tại Đại sứ quán Mỹ ở Sana’s (Yemen, tháng 9/2013). Ít nhất 4 người biểu tình đã thiệt mạng khi đụng độ với cảnh sát tại đây

img
Trong một cuộc diễu hành ủng hộ người đồng tính diễn ra tại Chicago (năm 2011), nhiều người không thể kiềm chế cảm xúc đã leo lên hàng rào sắt chông chênh được tạo ra ngăn cách khu vực tuần hành với giao thông đi lại. Khu vực tuần hành dường như không đủ sức chứa bởi lượng người tham gia diễu hành là quá đông
img
Những người di cư bất hợp pháp ngồi vắt vẻo trên hàng rào ranh giới giữa Ma-rốc và Tây Ban Nha
img

Dù có cảnh sát canh gác nhưng họ vẫn ngồi đó chờ cơ hội vượt biên

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem