Thừa nguồn lực, thiếu “cú hích”

Thứ tư, ngày 20/04/2011 15:29 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Nghị định 41/2010 (NĐ 41) về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn ra đời đã giúp một số ngân hàng yên tâm hơn khi đầu tư vào lĩnh vực vốn được đánh giá có mức độ rủi ro rất cao này. Tuy nhiên, để khai thông NĐ 41, tạo chuyển biến mạnh hơn cho tam nông vẫn còn nhiều việc phải làm.
Bình luận 0

Bài 1: Nguồn lực mới

Vào cuộc quyết liệt và đồng hành cùng nhà nông theo NĐ 41 là cả hệ thống Ngân hàng NNPTNT (Agribank), với việc đầu tư, cho vay trên nhiều lĩnh vực sản xuất, trang bị kỹ thuật, máy móc.

img
Theo Nghị định 41, nông dân có thể vay tới 50 triệu đồng để đầu tư sản xuất mà không cần thế chấp tài sản.

Nông dân hớn hở

Sau khoảng 1 năm thực hiện NĐ 41, Agribank đã đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng cho khu vực nông nghiệp và hơn 26.000 tỷ đồng khác được đầu tư cho nông hộ vay sản xuất, cũng như dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực phát triển tam nông.

Trong đó, cho vay 5.000 tỷ đồng để sản xuất vụ đông xuân 2009-2010; 305 tỷ đồng thu mua cá tra, cá basa; khoảng 3.000 tỷ đồng giúp doanh nghiệp thu mua lương thực trong dân; gần 3.300 tỷ đồng dành cho sản phẩm cà phê xuất khẩu và cho vay thu mua tạm trữ cà phê; khoảng 1.600 tỷ đồng khác cho vay tạm trữ lúa gạo và mua máy móc nông cụ…

Ngày 16.7.2010, Agribank đã ban hành quy định thực hiện NĐ 41… Phối hợp hành động cùng Agribank còn có các tổ chức đoàn thể, như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên… nhằm tuyên truyền sâu rộng NĐ 41 đến từng cấp.

Như ở Hậu Giang, từ khi có NĐ 41, Ngân hàng NNPTNT tỉnh đã phối hợp với các cấp, các ngành, triển khai xuống tận hộ dân để giúp nông dân được vay với lãi suất ưu đãi theo quy định. Ông Trần Văn Trổ - Giám đốc Agribank Chi nhánh Hậu Giang cho biết: “Năm 2010, dư nợ hộ sản xuất, cá nhân trên địa bàn tỉnh khoảng 1.994 tỷ đồng. Thực hiện NĐ 41, chi nhánh được phân bổ tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước được 330 tỷ đồng nên đã tăng mức đầu tư đáp ứng kịp thời phục vụ sản xuất nông nghiệp”.

Nhờ cơ hội tiếp cận vốn vay từ NĐ 41, anh Danh Trang - ấp Bà Gồng, thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân (Bạc Liêu), có vốn đầu tư thâm canh 20 công đất trồng lúa. Vụ đông xuân vừa qua, anh trúng đậm hơn 7 tấn/ha, sau khi đã trả dứt điểm nợ vay ngân hàng, anh còn lãi trên 30 triệu đồng.

Ông Lê Văn Dơi - ấp 2A, xã Vị Tân, TP.Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang) có 2,2ha mía. Trước đây ông phải mua chịu phân bón ở các đại lý tới cuối vụ mới trả với lãi suất rất cao. Nhưng năm 2010, nhờ có NĐ 41, ông vay được 30 triệu đồng với lãi suất ưu đãi. Đến tháng 3 vừa rồi, ông thu hoạch mía và bán lời nhiều nên trả hết nợ ngân hàng và còn dư một số vốn để đầu tư vụ mía tiếp theo”.

Tạo sự chuyển biến

Với đa số nông dân nghèo, lâu nay dù có thiếu vốn sản xuất, họ cũng đành chịu vì biết lấy đâu tài sản thế chấp. Khi có NĐ 41, với quy định nông dân có thể vay tối đa 50 triệu đồng mà không cần phải có tài sản thế chấp, thực sự là một hướng mở.

Gần 1 năm qua, huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) được đánh giá là một trong những địa phương tăng tốc về phát triển kinh tế nông nghiệp mang tính hàng hóa với những mô hình sản xuất độc đáo như lúa - tôm; đặc sản gạo Một Bụi Đỏ.

Cũng chính từ nguồn vốn vay “41” là động lực cho sự tăng tốc trên, khi 8.000/20.000ha lúa “chuyển mình”, tăng năng suất gần 1 tấn/ha... Còn ở huyện Vĩnh Châu (Sóc Trăng), trong khuôn khổ cho vay “41”, đến cuối tháng 4 này đã có 1.350 hộ, vay 130 tỷ đồng thì có đến hơn 70% là nuôi tôm.

Ông Từ Thế Ngọc - Trưởng phòng Tín dụng, Ngân hàng NNPTNT huyện Vĩnh Châu, nhận xét: Vay theo “41” giúp rất nhiều cho nông dân vực dậy sản xuất. “Hơn 3.000 hộ nuôi tôm thì có trên 60% số hộ đủ điều kiện trả nợ ngay” - ông Ngọc nói.

------------------

Bài 2: Vẫn còn “khát” vốn

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem