Sau một thời gian trùng tu, cầu ngói Thanh Toàn (xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã hoàn tất và chờ mở cửa đón du khách.
Cầu ngói Thanh Toàn có nhiều giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật và văn hoá
Nằm ở làng Thủy Thanh Chánh thuộc xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, cầu ngói Thanh Toàn là cây cầu cổ có nhiều giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật và văn hóa...
Cầu ngói Thanh Toàn được xem là công trình làng quê đẹp nhất ở xứ Huế. Cầu dài 17,8m, rộng 5,3m, chia làm 7 gian với cách bố trí giống như 7 gian trong một ngôi nhà lớn.
Đây cũng là chiếc cầu gỗ được xếp vào loại hiếm và có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ ở Việt Nam. Năm 1990, cây cầu này được Bộ VHTTDL công nhận là di tích cấp quốc gia.
Sau gần 250 năm, cây cầu được chính quyền địa phương hạ giải để tiến hành bảo tồn, tu bổ và tôn tạo lại. Dự án bảo tồn, tu bổ và tôn tạo di tích cầu ngói Thanh Toàn được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt với tổng vốn đầu tư hơn 13 tỷ đồng. Dự án được khởi công đầu tháng 4/2020 và dự kiến hoàn thành sau 1 năm.
Việc tu bổ, tôn tạo cầu ngói Thanh Toàn dựa trên nguyên tắc tận dụng tối đa nguyên bản, vật liệu gốc.
Cầu ngói Thanh Toàn là địa điểm đón rất nhiều du khách trong các dịp lễ
Bên cạnh giá trị văn hóa, lịch sử, cầu ngói Thanh Toàn là địa điểm đón rất nhiều du khách trong các dịp lễ, Tết, Festival Huế... Việc trùng tu lần này hướng đến mục tiêu an toàn cho người qua lại và tăng độ bền cho cây cầu.
Gian giữa cầu thờ bà Trần Thị Đạo, người làng Thanh Thủy Chánh, vợ của vị quan đầu triều Thủ phủ xứ Thuận Hóa, người đã bỏ tiền xây dựng cầu ngói Thanh Toàn.
Sau khi được trùng tu, cầu ngói Thanh Toàn thu hút nhiều người dân và du khách đến tham quan, chụp ảnh.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.