Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Thực phẩm chức năng không phải là thuốc và không bắt buộc phải có hướng dẫn của bác sĩ. Vậy, thực phẩm chức năng (TPCN) có công dụng gì và nên sử dụng các sản phẩm này như thế nào? Ông Nguyễn Thanh Phong – Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế – đơn vị trực tiếp quản lý TPCN chia sẻ với phóng viên bên lề Hội thảo đóng góp ý kiến vào Dự thảo tiêu chuẩn cho thực phẩm chức năng diễn ra ngày 13.8.
Ông Nguyễn Thanh Phong – Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế
Thưa ông, có ý kiến cho rằng, TPCN đang và sẽ là xu hướng sử dụng của người tiêu dùng trên thế giới. Ông có nhận định gì về ý kiến này?
Vấn đề sử dụng TPCN đang có nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay, tỷ lệ người sử dụng TPCN ở các nước phát triển khá cao. Tại Mỹ hay Nhật Bản theo thống kê có khoảng 70% người lớn sử dụng ít nhất 1 loại TPCN hằng ngày.
Ở Việt Nam, TPCN xuất hiện từ năm 2000. Đến nay, tỷ lệ người dùng đã lên, đặc biệt là tại 2 thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM, tỷ lệ người lớn dùng ít nhất 1 loại thực phẩm chức năng trong ngày chiếm khoảng hơn 50%.
Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của TPCN, nhưng cũng không được “thần thánh hóa” sản phẩm này và cũng không nên tẩy chay TPCN.
Vậy, thực phẩm chức năng có công dụng như thế nào đối với sức khỏe con người, thưa ông?
Tôi xin khẳng định, TPCN không phải là thuốc và không thể thay thế thuốc chữa bệnh.
TPCN có tác dụng nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh tật, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái và hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh. Ai cũng có thể sử dụng TPCN. Đối với người có nhu cầu nâng cao sức đề kháng ở bộ phận cơ thể nào thì đều có thể mua và sử dụng TPCN hỗ trợ.
Tuy nhiên, không được lạm dụng các sản phẩm này. Người dân luôn cần hiểu rằng, TPCN chỉ là sản phẩm hỗ trợ điều trị, chứ không phải thuốc. Khi mắc bệnh, tuyệt đối không được bỏ thuốc điều trị để dùng TPCN.
Như ông vừa nói, các sản phẩm này có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, vậy người dân nên sử dụng sản phẩm này như nào để đạt hiệu quả?
Khi có bệnh, người bệnh phải sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời có thể sử dụng thêm TPCN trong quá trình điều trị bệnh. Đối với TPCN không bắt buộc phải hướng dẫn của bác sĩ, người dùng có thể sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì.
Tuy nhiên, đối với một số bệnh, khi dùng TPCN, người bệnh cần có tư vấn của bác sĩ về liều lượng sử dụng…. Bên cạnh đó, người bệnh phải luyện tập cơ thể, nên ăn gì, kiêng gì… Người bệnh không được sử dụng tràn lan.
Hiện nay, một số bệnh viện đã cho phép bác sĩ kê TPCN nhưng với điều kiện không được kê chung vào đơn thuốc điều trị bệnh, đồng thời phải tư vấn rõ ràng cho người bệnh đó là TPCN, không phải là thuốc.
Một bộ phận người sử dụng TPCN đang “chạy” theo các sản phẩm xách tay (mua ở nước ngoài). Ông nghĩ sao về xu hướng này?
TPCN xách tay chỉ dùng theo cá nhân người mua, không được phép bán ở thị trường vì chưa có công bố tiêu chuẩn và cũng không thông qua giám sát, cấp phép của cơ quan quản lý. Vì vậy, người tiêu dùng tuyệt đối không mua sử dụng các sản phẩm xách tay quảng cáo là TPCN.
Xin cảm ơn ông!
Vui lòng nhập nội dung bình luận.