Sự nghiệp tiến hành Bắc phạt Trung Nguyên, chấn hưng nhà Hán thất bại do cái chết của Gia Cát Lượng. Tại sao Gia Cát Lượng biết không thể thành công nhưng vẫn cố sống cố chết theo đuổi việc này?
Sau khi Lưu Thiền đăng cơ ngôi vua nước Thục, Gia Cát Lượng nắm quyền chính, nhiều lần dấy binh thảo phạt Tào Ngụy, nhưng không thành công, quân lực tan tác, cuối cùng bỏ mạng nơi sa trường, khiến cho người đời không khỏi thương xót.
Vào thời kỳ đó, nước Thục là một nước nhỏ, thực lực lại yếu, dễ thủ mà khó công. Tại sao một người có tài trị nước an dân vượt bậc như Gia Cát lượng lại bỏ qua thực tế này, lấy yếu đánh mạnh, không biết lượng sức mình, kiên trì sự nghiệp bắc phạt?
Các nhà sử học có những lập luận khác nhau về vấn đề này.
1. Mở rộng đất đai địa bàn cho Thục Hán
Gia Cát Lượng là một chính trị gia có tầm nhìn xa trông rộng. Ông hiểu rằng Ích Châu là một vùng đất nhỏ, phát triển thế nào đi nữa cũng đã hết mức rồi. Còn Trung Nguyên, một khi chấn hưng lại, việc thống nhất phương Bắc chỉ là vấn đề thời gian.
Giống như trò chơi Starcraft, bạn chỉ có một mảnh đất, nhưng có tới mấy người nông dân đang khai thác. Người khác có tới mười mảnh đất, mỗi mảnh có một nông dân khai thác. Vậy bạn sẽ làm gì?
Gấp rút dấy binh đi đánh, tranh giành vùng đất của người khác. Nếu không, khi người khác có nhiều nông dân khai thác rồi, lúc đó mới dấy binh thì đã muộn. Đây chính là bối cảnh "sự nghiệp mở mang bờ cõi" Thục Hán bấy giờ.
2. Gây khó khăn, làm chậm quá trình khôi phục kinh tế của Tào Ngụy
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, Gia Cát Lượng còn có một suy tính khác, đó chính là tranh thủ cuộc bạo loạn mới ở Trung Nguyên, gây khó khăn hoặc kéo dài quá trình khôi phục kinh tế phương Bắc.
Điều này cũng đúng, đây là nguyên nhân chủ yếu thôi thúc Gia Cát Lượng tiến hành Bắc phạt. Trong "Long Trung đối sách" Gia Cát Lượng viết "thiên hạ hữu biến": Tiếp tục đánh, thiên hạ không biến chuyển nhiều thì chỉ còn cách tạo ra biến chuyển.
Vào thời điểm đó, khu vực Trung nguyên mà Ngụy quốc chiếm đóng là trung tâm kinh tế của cả nước, sau này, vì chiến tranh liên miên nên dẫn đến sự tàn phá nghiêm trọng về năng lực sản xuất trong xã hội.
Tuy nhiên, Tào Ngụy sau khi bình định Trung nguyên đã tích cực phát triển kinh tế, phục hồi năng lực sản xuất, một khi Tào Ngụy bước vào giai đoạn ổn định, với năng lực vốn nổi trội hơn hẳn, họ sẽ có thể lấn át Thục và Ngô về mặt kinh tế, rồi đến quân sự, đến khi đó, thống nhất thiên hạ chỉ còn là chuyện một sớm một chiều.
Nhưng quan trọng hơn là, tại sao Gia Cát Lượng lựa chọn cư dân của vùng Tứ Xuyên bé nhỏ lâm trận, liệu có thể gấy rối loạn cho Trung Nguyên? Rốt cục Gia Cát Lượng đang suy tính điều gì?
Điều này có liên quan tới binh cơ của Tào Ngụy. Vào thời Tào Ngụy, vì mất mát quá nhiều nhân khẩu, binh sĩ chạy trốn, nên Tào Ngụy đã nghĩ ra một chế độ vô cùng khắc nghiệt, người làm lính thì đời đời kiếp kiếp đều là lính, trở thành công dân hạng hai trong xã hội.
Thời bình thì trồng trọt canh tác, khi lâm trận thì bị điều tới biên cương, vợ con ở lại làm con tin, chẳng may chết trận thì vợ phải ngay lập tức cải giá, nhanh chóng sinh con với binh lính khác.
Khi Lưu Bị tiến công vào khu vực Hán Trung, Tào Tháo xuất quân từ nơi xa xôi, tinh thần binh sĩ chẳng lấy gì làm vui vẻ, gây ra không ít khó khăn. Nói đơn giản, chế độ quân lính của Tào Ngụy tuy có nguồn lực ổn định trong giai đoạn đặc biệt, nhưng chi phí xuất binh cao hơn nhiều so với Thục Hán.
Tào Ngụy chỉ tập hợp tất cả tướng lĩnh trên toàn Quốc tới Quan Trung đánh trận thôi, cũng gây ra khó khăn không ít.
Do đó, việc Gia Cát Lượng liên tục tiến hành Bắc phạt hết lần này đến lần khác, chính là muốn làm nhiễu loạn công cuộc khôi phục của Tào Ngụy, khiến họ không thể yên ổn mà phát triển.
Gia Cát Lượng có lẽ sớm liệu được rằng chiến lược của ông sẽ không mang lại thành công, song trong bối cảnh lúc bấy giờ, với chính quyền Thục Hán, đó có lẽ là phương án tối ưu nhất.
3. Củng cố nội bộ Thục Hán đoàn kết vững mạnh
Cuối cùng, còn một điểm đáng lưu ý. Nội bộ Thục Hán vốn tồn tại mâu thuẫn giữa thế lực Kinh Châu và Ích Châu.
Ích Châu vốn tập trung những người bản địa trong khi Kinh Châu thực chất là thế lực ngoại lai. Tuy nhiên, đứng từ góc độ địa vị chính trị thì thế lực Kinh Châu lại chiếm ưu thế vượt trội hơn hẳn.
Từ đó nảy sinh ra một vấn đề rất lớn. Đối với đội quân Ích Châu mà nói, thà làm một quận của nước Ngụy còn hơn làm chúa vùng đất nhỏ bé. Trên thực tế, rất nhiều người bản địa Ích Châu đã chấp nhận tính hợp pháp khi Tào Ngụy thay Thục Hán.
Đây chính là một nguy cơ lớn, nếu không sớm ngăn chặn sẽ trở thành thảm họa. Vì thế, chính sách của Gia Cát Lượng bắt buộc phải kiên trì được sự thống trị của Hán triều, kiên trì Bắc phạt, thông qua Bắc phạt để đàn áp thế lực bản địa vốn phản đối Bắc phạt, tạo cơ hội cho những người ủng hộ Bắc phạt, đề bạt nhân tài mới cho Thục Hán.
Không chỉ vậy, việc tiến hành Bắc phạt cũng có tác dụng chuyển hướng mâu thuẫn nội bộ, giúp tăng cường sự đoàn kết toàn dân.
Trong bối cảnh đó, phát động chiến dịch Bắc phạt trở thành phương án tối ưu nhất. Trong thời kỳ chiến tranh, kẻ nào phát động mâu thuẫn nội bộ, kẻ đó chính là phản tặc, tập đoàn Ích Châu dù trong lòng có khó chịu đến mấy cũng không dám dẫm vào lằn ranh đỏ này.
Tóm lại, Gia Cát Lượng tiến hành Bắc phạt, chủ yếu để ép buộc Ngụy Quốc đưa binh lính ra xa khu vực biên giới, làm tiêu hao quân lực, gây ra bạo loạn tiềm tràng trong xã hội, từ đó làm chậm tốc độ khôi phục kinh tế phương Bắc. Một khi cơ hội đến, sẽ tiến vào Quan Trung, tranh giành Trung Nguyên.
Nếu không có cơ hội tranh giành Trung Nguyên thì cũng có cơ hội củng cố quyền kiểm soát Thục Hán thông qua việc bảo toàn sức mạnh quốc gia, và sức mạnh quân sự.
Vậy nên có thể nói Chính sách bắc phạt của Gia Cát Lượng cốt ở vững chắc, có thể chiếm được một đội quân, 1 vị tướng của Ngụy Quốc cũng có thể nói là xuất sắc rồi. Điểm này Gia Cát Lượng thực sự đã làm rất tốt.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.