Thuỷ sản Việt Nam có nguy cơ bị kiện phòng vệ ở Trung Quốc?

An Linh Chủ nhật, ngày 25/12/2022 21:00 PM (GMT+7)
Là thị trường nhập khẩu thuỷ sản, đặc biệt là cá tra, basa lớn thứ 2 của Việt Nam sau Hoa Kỳ, Trung Quốc đang là đối tác lớn. Dù đây là thị trường chưa kiện PVTM nào đối với Việt Nam, tuy nhiên, rủi ro vẫn tiềm ẩn.
Bình luận 0

Trao đổi với PV Dân Việt, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc WTO và Hội nhập, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Trung Quốc là các nước nằm trong top đầu về việc sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại nên không phải là chúng ta chưa bị kiện, điều tra PVTM là sẽ không bị trong tương lai.

Thuỷ sản Việt Nam có nguy cơ bị kiện phòng vệ ở Trung Quốc? - Ảnh 1.

Đại diện VCCI, theo thống kế WTO ngành thủy sản hay các sản phẩm trong Chương 03 của Biểu thuế, may mắn không phải là đối tượng của nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại.

Tôi lấy ví dụ, đối với chống phá giá, các vụ kiện đối với các sản phẩm thủy sản chỉ chiếm 0,2% tổng số các vụ kiện có. Hay đối với các vụ kiện chống trợ cấp, tự vệ cũng chỉ chiếm 1,2%. 

Nhưng cũng có yếu tố không thuận, đó là thủy sản chúng ta lại có mức độ tập trung xuất khẩu quá cao. Thị trường xuất khẩu lớn nhất của chúng ta là Hoa Kỳ và Trung Quốc - đây lại là các nước nằm trong top đầu về việc sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.

"Thủy sản của chúng ta chỉ có một vài vụ nhưng đều tập trung ở Hoa Kỳ. Hoặc Trung Quốc là nằm thứ 7 trên thế giới về sử dụng các biện pháp phòng vệ, hiện họ chưa áp dụng với chúng ta nhưng không có nghĩa là sau này sẽ an toàn trong tương lai. Tôi xin lưu ý, hiện tại đâu đó chúng ta hơi chủ quan", bà Trang nói.

Đại diện VCCI cho rằng: Xu hướng phòng vệ thương mại cuối 2021, đầu năm 2022 có vẻ giảm sau giai đoạn tăng vọt từ 2017 - 2020. Việc giảm này làm cho đâu đó, có ý kiến cho rằng đây không còn là nguy cơ, nhưng chúng ta chưa để ý đến câu chuyện giảm trong giai đoạn qua là phần nào đó bị đứt chuỗi cung ứng tác động đến dòng chảy hàng hóa nên có thể đâu đó giảm, không tăng lên.

Nhưng lại gia tăng vụ kiện chống lẩn tránh, mà chúng ta cần chú ý đến việc này. Bởi chúng ta ở một vài "người hàng xóm", tập trung của cả nghìn các biện pháp phòng vệ thương mại. 

Trong năm tới, kinh tế thế giới được dự báo là khó khăn. Khó khăn này được xử lý bằng biện pháp chính sách hoặc bằng các hành động của các ngành sản xuất nội địa của các nước nhập khẩu.

Họ khó khăn có thể sử dụng các biện pháp này. Nên mặc dù, trong quá khứ, thủy sản tương đối yên tâm, số lượng không quá lớn ở trong các thị trường. Nhưng trong thời gian sắp tới có những cảnh báo khá nghiêm trọng không chỉ là thị trường lớn mà ở tất cả các thị trường chúng ta có xuất khẩu phải chú ý chuyện này.

Theo ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại, Bộ Công Thương trong tổng số 225 vụ việc PVTM do nước ngoài điều tra, có 126 vụ việc (56% vụ việc) được khởi xướng từ năm 2016 đến nay, tức là mỗi năm trung bình ta phải ứng phó với khoảng 20 vụ việc PVTM.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem