Tiền Giang: Gác bằng cử nhân nuôi “vua của các loài chim”, anh nông dân thu lời tiền tỷ

Trần Đáng Thứ hai, ngày 15/11/2021 19:03 PM (GMT+7)
Chim công là một trong những loài chim đẹp nhất hành tinh, nên được gọi "vua của các loại chim". Tại “thủ phủ trái cây” Tiền Giang, anh nông dân Trương Văn Phúc (xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông) đang nuôi loại chim này và bán ra thu lời tiền tỷ mỗi năm.
Bình luận 0

Về mô hình nuôi chim công của anh Phúc, ông Nguyên Văn Quý, Trưởng phòng kinh tế huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang), nhận xét, mô hình nuôi chim công của anh Phúc rất hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao.

Tiền Giang: Gác bằng cử nhân nuôi “vua của các loại chim”, anh nông dân thu lời tiền tỷ - Ảnh 1.

Anh Trương Văn Phúc (xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) kiểm tra chim công con. Trang trại nuôi chim công của anh Phúc quy mô lớn nhất huyện. Ảnh: Trần Đáng.

Nuôi chim công dễ như nuôi gà

Tốt nghiệp Trường ĐH Nông Lâm với chuyên ngành chăn nuôi thú y, nhưng anh Phúc không theo nghề mà về nhà chăn nuôi.

Tuy nhiên, thay vì nuôi gà, vịt, anh Phúc lại chọn nuôi động vật có giá trị kinh tế cao.

 "Tôi không chọn nuôi gà vì giá cả bấp bênh, dịch bệnh, lợi nhuận thấp. Tôi thích nuôi con quý hiếm, giá trị cao, dễ tiêu thụ", anh Phúc chia sẻ.

Từ năm 2009, anh Trương Văn Phúc đã nuôi chim công thương phẩm. Trước đó, anh từng nuôi gà đông tảo, chim trĩ, chồn hương...

"Nuôi chim công không phải để lấy thịt mà để làm cảnh nên nuôi càng lâu giá càng cao", anh Phúc bộc bạch.

Hiện, tại xã Tân Tây, anh Phúc có trại nuôi chim công rộng khoảng 2.000m2.

Lúc cao điểm, trại có hơn 200 con chim công bố mẹ. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trại hiện nay chỉ còn hơn 100 con chim công lớn nhỏ.

Tiền Giang: Gác bằng cử nhân nuôi “vua của các loại chim”, anh nông dân thu lời tiền tỷ - Ảnh 3.

Muốn nuôi chim công đẹp, người nuôi phải làm chuồng trại đúng kích cỡ. Ảnh: Trần Đáng.

Theo anh Phúc, chim công có sức đề kháng cao hơn so với các loài vật nuôi khác.

Nuôi chim công khá đơn giản. Thậm chí, nuôi "vua của các loại chim" dễ như nuôi… gà.

Tiền Giang: Gác bằng cử nhân nuôi “vua của các loại chim”, anh nông dân thu lời tiền tỷ - Ảnh 4.

Nhờ nuôi chim công đã mang lại nguồn thu tiền tỷ cho anh Phúc mỗi năm. Ảnh: Trần Đáng.

Mỗi ngày, chim công được cho ăn hai lần. Thức ăn của chim công cũng là chủ yếu là cám, thóc như nhiều gia cầm khác.

"Ngoài ra, tôi còn cho chim công ăn thêm rau xanh, côn trùng...", anh Trương Văn Phúc thổ lộ.

Tuy nhiên, muốn cho chim công đẹp, người nuôi phải làm chuồng đứng quy cách. Mỗi chuồng rộng 6m2, chỉ thả 2 con công trống và mái.

Chuồng nuôi chim công phải được xây dựng, bố trí sao cho ấm về mùa đông, mát về mùa hè, có khu riêng dành cho chim trưởng thành, chim non.

Chuồng trại nuôi chim công phải được vệ sinh hằng ngày, tránh ẩm thấp. Phải có khoảng sân nhỏ để chim công tự do nhảy múa, vận động. Trong chuồng cần bố trí nhiều cành cây để chim bay đậu cho thoải mái.

Dưới nền phải rải cát mịn để hút ẩm bảo đảm cho lông đuôi không bị dính bẩn mỗi khi di chuyển. Đồng thời, là chỗ để cho công tắm cát làm sạch bộ lông.

Theo anh Phúc, chim công đẹp khi có tướng cao ráo, cặp chân và mỏ thẳng, lông xòe rộng, màu sắc sặc sỡ.

Tiền Giang: Gác bằng cử nhân nuôi “vua của các loại chim”, anh nông dân thu lời tiền tỷ - Ảnh 5.

Chim công xám có giá trị rất cao do hiếm. Ảnh: Trần Đáng.

Thu tiền tỷ nhờ bán chim công

Hiện, anh Phúc đang nuôi các loại chim công, như: xám, trắng, hoa và ngũ sắc...

Theo anh Phúc, so với các loại chim công khác, chim công xám khá hiếm và có giá trị cao.

"Một cặp chim công xám 2 năm tuổi, chuẩn bị sinh sản có giá hơn 100 triệu đồng", anh Phúc chia sẻ.

Chim công nuôi hơn 2 năm đạt tuổi trưởng thành, và có thể cho sinh sản.

Mùa đẻ trứng hàng năm của chim công từ tháng 3 đến tháng 8. Sản lượng trứng hàng năm khoảng 30 quả trứng.

Chim công nuôi được hơn 2 tháng tuổi sẽ giá 4 - 7 triệu đồng/cặp.

Với chim công trưởng thành giá trị rất cao. Mỗi cặp chim công bán với giá vài chục triệu hoặc hơn 100 triệu đồng.

Thị trường chim công của anh Phúc là các khu du lịch, nhà vườn, biệt thự... để làm cảnh, phối giống.

Trung bình, mỗi tháng anh Phúc bán được khoảng 50 con chim công các loại. Trừ chi phí, anh Phúc lời được khoảng 100 triệu đồng.

Do thị trường cung cấp con giống còn hạn chế, nên giá bán chim công khá ổn định ở mức giá cao.

Tiền Giang: Gác bằng cử nhân nuôi “vua của các loại chim”, anh nông dân thu lời tiền tỷ - Ảnh 6.

Ngoài nuôi chin công xám, ngũ sắc, xanh, anh Phúc còn nuôi chim công trắng. Ảnh: Trần Đáng.

Đối với chim công trưởng thành, anh Phúc bán theo cặp. Giá trị chim công được tính theo độ tuổi và phụ thuộc vào độ đẹp, độc lạ của bộ lông chim.

Tiền Giang: Gác bằng cử nhân nuôi “vua của các loại chim”, anh nông dân thu lời tiền tỷ - Ảnh 7.

Lông chim công cũng được thu hoạch và bán ra thị trường để làm trang sức, trang trí. Ảnh: Trần Đáng.

Ngoài ra, anh Phúc còn bán lông công với giá 20.000 - 40.000 đồng một chiếc.

 "Có điều, từ khi dịch Covid-19 bùng phát cho đến nay, lượng chim công bán ra hàng tháng chậm hẵn", anh Phúc thổ lộ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem